Tiểu thuyết - Cô Gái Chúng Ta Cùng Theo Đuổi Năm Nào
Lượt xem : |
Bởi vì, mình không biết cậu có thích mình hay không.” Tôi luống cuống.
Lý Tiểu Hoa khẽ rùng mình, im lặng hồi lâu, hai người lại tiếp tục tiến bước trong cơn mưa.
Hai người bước lên cầu, nhìn thấy phía dưới đường ray ngập nước, bầu trời vẫn giăng một màn mưa mịt mùng, mưa vẫn không ngừng rơi. Không ngừng rơi.
“Người cậu thích, là Thẩm Giai Nghi đúng không?” Lý Tiểu Hoa khẽ cất giọng.
“A?” Tôi ngạc nhiên không nói được gì.
“Mình hồi trước ngồi ở cuối lớp, thường nhìn thấy hai cậu nói chuyện rất vui vẻ, mình lúc đó bèn nghĩ, hai cậu chắc chắn là mến nhau rồi.” Lý Tiểu Hoa nhìn xuống đường ray.
Không có tàu hỏa đi qua, đường ray chỉ là một đường kẻ đơn điệu. Nước mưa chẳng qua chỉ là những nét vẽ màu xám nghiêng nghiêng xô lệch.
“Không phải như vậy đâu, mình và Thẩm Giai Nghi chỉ là thích nói chuyện với nhau thôi.” Tôi phì cười.
“Hồi đó mình nghĩ rằng, cậu nhất định là người rất đặc biệt. Nếu không thì Thẩm Giai Nghi sẽ không tìm cậu nói chuyện.” Lý Tiểu Hoa tự nói một mình.
“Trời ơi, cậu ấy là một bà già lắm điều, lần trước cậu ấy còn đưa mình quyển Tĩnh Tư Ngữ Lục của sư Chứng Nghiêm, bắt mình tĩnh tâm đọc sách, trời ơi, sư Chính Nghiêm đó! Niệm nam mô a di đà phật!” Tôi cường điệu, khoa trương câu chuyện rồi cười phá lên.
“…..” Lý Tiểu Hoa không ngoái đầu nhìn tôi, chỉ nhìn về phía đường ray.
“Dù sao thì mình cũng không thích Thẩm Giai Nghi.” Tôi khẳng định.
“Không thích tẹo nào chứ?” Lý Tiểu Hoa đưa tay hứng những giọt mưa.
“Thẩm Giai Nghi là bà già lắm điều mà.” Tôi chắc chắn khẳng định.
Là như vậy.
Là như vậy.
Trong lúc lạc hướng nói chuyện về Thẩm Giai Nghi, tôi lại bỏ lỡ dịp đẹp nhất để tỏ lòng với Lý Tiểu Hoa, càng không thuận thế nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Lý Tiểu Hoa.
Mưa rơi không ngớt không ngớt, càng lúc càng to, giọt mưa men theo mép ô rõ từng giọt xuống mặt tôi.
Đợi đến lúc tỉnh ra, tôi đã hai mươi tám tuổi rồi.
“Cùng nhau về nhà” bốn chữ đó lúc nào cũng mang ý nghĩa lãng mạn, dù ta đang ở đâu trên chặng đường đời.
“Cùng nhau” ý rằng việc này chỉ một người không thể thành được, “về nhà” chứa đựng ý vị trìu mến ấm áp.
Người đầu tiên cùng bạn về nhà, suốt đời này bạn không thể nào quên.
Mười ba năm sau, tôi nhắm mắt lại, vẫn còn nhìn thấy rất rõ…
Trên cây cầu Trung Hoa lớn như vậy, hoàng hôn buông xuống, tôi dắt xe đạp, ngượng ngập sóng bước cùng Lý Tiểu Hoa, nói chuyện trên trời dưới bể. Khi gió nhẹ, lúc đổ mưa, có ngày nắng đẹp, lại có ngày âm u.
Trong lòng một lần kích động, xoay vần rồi lại chán nản.
Chỉ còn lại trên bàn chiếc ô giấy nọ, với cuộn giấy cuối cùng đã ngả màu vàng ố.
Học kỳ 2 lớp 9, không khí thi cử càng ngày càng gay gắt, đến những tên nghịch ngợm, luôn có mặt trong sổ đen của lớp giờ cũng lo học hành, còn có tôi là vẫn còn mải yêu đương, trên lớp bận bịu gây chuyện cười.
Bên phải bảng đen ghi chi chít giới hạn ôn tập cho bài trắc nghiệm ngày mai, từ bài mấy đến bài mấy, hoặc từ học kỳ nào đến học kỳ nào. Không còn chỗ để ghi danh mấy tên nổi loạn trong lớp. Bên trái bảng là con số đếm ngược từng ngày đến ngày thi được ghi bằng phấn đỏ. Mỗi khi nhìn thấy con số đó mà đứa học sinh nào cũng lo lắng.
Khi con số lùi về 0 cũng là thời khắc quan trọng nhất trong cuộc chiến một mất một còn của chúng tôi với kỳ thi cuối cấp.
“Đợi đến khi kỳ thi cuối cấp kết thúc, mùa hè, cả lớp thích đánh bao nhiêu trận bóng rổ thì đánh bấy nhiêu. Nhưng đối mặt với thời khắc quan trọng của kỳ thi, chúng ta đều phải cố gắng hết sức mình để thi tốt. Đây là trận chiến đầu tiên trong cuộc đời, không được phép lùi bước…” Thầy Lại thật giống với các nhân vật nghiêm khắc trong các câu chuyện, quan niệm vừa bảo thủ vừa thiếu thuyết phục, giống với nhân vật tô xanh nửa mặt của Mel Gibson trong Brave Heart (Trái tim dũng cảm), cưỡi chiến mã quay lại hô hào không có sức thuyết phục gì cả.
Nhưng mà thời đó chả ai rỗi hơi lại phản kích thầy. Tất cả đều trút hết sự phẫn nộ vào việc chăm chỉ học tập.
Tất cả các thể loại bài kiểm tra, cứ từng xấp từng xấp chất đầy trong chiếc tủ sắt gồm tuyển tập đề thi, chỉ có thầy Lại và lớp trưởng có chìa khóa để mở tủ. Mỗi khi chiếc tủ mở ra, bài kiểm tra nhanh chóng được chuyển đến các bàn. Ngày qua ngày, chiếc tủ sắt chứa cả bồ kinh luân ấy trở thành tâm điểm trong cuộc sống đã bị biến thành cỗ máy của mỗi đứa học trò chúng tôi.
Chưa có ngày nào tôi được chứng kiến chiếc tủ ấy trống không.
Không chỉ giờ thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, mỗi giờ học khác đều đẩy nhanh tiến độ, toàn bộ đều phục vụ cho kỳ thi cuối cấp, biến thành vô số giờ tự học yên tĩnh, tiết học nào cũng chỉ nghe thấy tiếng bút bi đơn điệu sột soạt trên mặt bàn. Sột soạt, sột soạt.
Nhưng dù có thầy Lại ngồi trông lớp vào giờ truy bài, Lý Tiểu Hoa và tôi đều không kiêng dè gì hết, quay vào nhau cùng học bài, hỏi nhau những chỗ không hiểu, dùng cách giao tiếp chứa đựng nhiều cảm xúc nhất là dùng bút và giấy nói chuyện.
Mỗi sáng đến trường, tôi đều vào canteen trước tiên mua một hộp sữa, thay một lời chào, nhẹ nhàng đem đặt vào ngăn bàn của Lý Tiểu Hoa, dù cho thầy Lại có nhìn chằm chằm vào tôi, tôi cũng làm ngơ như không biết. Tính tôi là vậy, rất là ngông nghênh.
Còn thầy Lại cũng không hề nghi ngờ thẩm vấn gì hai đứa chúng tôi, dẫu sao thì thành tích học tập của tôi cũng đang tăng tiến đến kinh người, thậm chí còn xếp thứ 20, 30 toàn trường, lọt vào bảng đỏ nhiều như cơm bữa, làm thầy Lại phải thốt lên tự an ủi “A, mình quả thật là một thầy giáo giỏi và nghiêm khắc, không ngờ lại có thể đưa một tên dốt đặc cán mai như Kha Cảnh Đằng lọt vào bảng đỏ!”, không rảnh rỗi lo xem động lực cố gắng học hành của tôi có phải là Lý Tiểu Hoa hay không.
Thành tích học tập của tôi càng ngày càng tốt, kỳ diệu như nhân vật Moses dùng tay không rẽ sóng biển Đỏ Ai Cập (Chả giống tẹo nào!). Có vài bạn học vô cùng hiếu kỳ còn hỏi tôi xem nên sử dụng sách tham khảo nào, hay đi học thêm ở đâu, v.v…để có thể có thành tích học tập dị thường như vậy.
“Nếu như cậu cả ngày bị một bạn nữ thành tích học tập tốt gấp 10 lần hỏi bài, xem cậu có thể không học hành chăm chỉ lên được không?” Tôi trả lời một cách đơn giản, nhưng đó cũng không phải là câu trả lời đích xác.
…Thực ra ý của tôi là “Nhưng cậu đã yêu cô ấy mất rồi.” Đó mới chính là bí quyết thành công.
Về sau thầy Lại căn theo thứ tự tên trong phòng thi của mỗi người, liên tục đổi lại vị trí trong lớp, mong rằng có thể tạo nên truyền thuyết đội hình hoàn mỹ của “các thí sinh thích hợp nhất”. Nhưng dù cho Lý Tiểu Hoa ngồi bên trái hay bên phải tôi, đằng trước hay đằng sau, thầy Lại đều không dám tách tôi và Lý Tiểu Hoa ra, sợ rằng thành tích của tôi vì thế mà đi xuống.
Một trường tư muốn có chỗ đứng thì cần phải có một số lượng cố định học sinh giỏi thi vào trường, thế nên phòng giáo vụ bắt đầu ra sức thuyết phục Bộ quốc trung (cơ quan quản lý các trường cấp 2)lập ra danh sách 100 học sinh có thể vào thẳng cấp 3. Nếu thành tích thi vào cấp 3 trên 600 điểm mà lại chọn trường trung học Tinh Thành, thì sẽ nhận được tiền trợ cấp mỗi kỳ là một vạn tệ; điểm tổng mà thấp hơn 600, vượt qua trường cấp 3 Chương Hóa hoặc trường nữ Chương Hóa, mà nằm trong danh sách 100 học si
Lý Tiểu Hoa khẽ rùng mình, im lặng hồi lâu, hai người lại tiếp tục tiến bước trong cơn mưa.
Hai người bước lên cầu, nhìn thấy phía dưới đường ray ngập nước, bầu trời vẫn giăng một màn mưa mịt mùng, mưa vẫn không ngừng rơi. Không ngừng rơi.
“Người cậu thích, là Thẩm Giai Nghi đúng không?” Lý Tiểu Hoa khẽ cất giọng.
“A?” Tôi ngạc nhiên không nói được gì.
“Mình hồi trước ngồi ở cuối lớp, thường nhìn thấy hai cậu nói chuyện rất vui vẻ, mình lúc đó bèn nghĩ, hai cậu chắc chắn là mến nhau rồi.” Lý Tiểu Hoa nhìn xuống đường ray.
Không có tàu hỏa đi qua, đường ray chỉ là một đường kẻ đơn điệu. Nước mưa chẳng qua chỉ là những nét vẽ màu xám nghiêng nghiêng xô lệch.
“Không phải như vậy đâu, mình và Thẩm Giai Nghi chỉ là thích nói chuyện với nhau thôi.” Tôi phì cười.
“Hồi đó mình nghĩ rằng, cậu nhất định là người rất đặc biệt. Nếu không thì Thẩm Giai Nghi sẽ không tìm cậu nói chuyện.” Lý Tiểu Hoa tự nói một mình.
“Trời ơi, cậu ấy là một bà già lắm điều, lần trước cậu ấy còn đưa mình quyển Tĩnh Tư Ngữ Lục của sư Chứng Nghiêm, bắt mình tĩnh tâm đọc sách, trời ơi, sư Chính Nghiêm đó! Niệm nam mô a di đà phật!” Tôi cường điệu, khoa trương câu chuyện rồi cười phá lên.
“…..” Lý Tiểu Hoa không ngoái đầu nhìn tôi, chỉ nhìn về phía đường ray.
“Dù sao thì mình cũng không thích Thẩm Giai Nghi.” Tôi khẳng định.
“Không thích tẹo nào chứ?” Lý Tiểu Hoa đưa tay hứng những giọt mưa.
“Thẩm Giai Nghi là bà già lắm điều mà.” Tôi chắc chắn khẳng định.
Là như vậy.
Là như vậy.
Trong lúc lạc hướng nói chuyện về Thẩm Giai Nghi, tôi lại bỏ lỡ dịp đẹp nhất để tỏ lòng với Lý Tiểu Hoa, càng không thuận thế nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Lý Tiểu Hoa.
Mưa rơi không ngớt không ngớt, càng lúc càng to, giọt mưa men theo mép ô rõ từng giọt xuống mặt tôi.
Đợi đến lúc tỉnh ra, tôi đã hai mươi tám tuổi rồi.
“Cùng nhau về nhà” bốn chữ đó lúc nào cũng mang ý nghĩa lãng mạn, dù ta đang ở đâu trên chặng đường đời.
“Cùng nhau” ý rằng việc này chỉ một người không thể thành được, “về nhà” chứa đựng ý vị trìu mến ấm áp.
Người đầu tiên cùng bạn về nhà, suốt đời này bạn không thể nào quên.
Mười ba năm sau, tôi nhắm mắt lại, vẫn còn nhìn thấy rất rõ…
Trên cây cầu Trung Hoa lớn như vậy, hoàng hôn buông xuống, tôi dắt xe đạp, ngượng ngập sóng bước cùng Lý Tiểu Hoa, nói chuyện trên trời dưới bể. Khi gió nhẹ, lúc đổ mưa, có ngày nắng đẹp, lại có ngày âm u.
Trong lòng một lần kích động, xoay vần rồi lại chán nản.
Chỉ còn lại trên bàn chiếc ô giấy nọ, với cuộn giấy cuối cùng đã ngả màu vàng ố.
Học kỳ 2 lớp 9, không khí thi cử càng ngày càng gay gắt, đến những tên nghịch ngợm, luôn có mặt trong sổ đen của lớp giờ cũng lo học hành, còn có tôi là vẫn còn mải yêu đương, trên lớp bận bịu gây chuyện cười.
Bên phải bảng đen ghi chi chít giới hạn ôn tập cho bài trắc nghiệm ngày mai, từ bài mấy đến bài mấy, hoặc từ học kỳ nào đến học kỳ nào. Không còn chỗ để ghi danh mấy tên nổi loạn trong lớp. Bên trái bảng là con số đếm ngược từng ngày đến ngày thi được ghi bằng phấn đỏ. Mỗi khi nhìn thấy con số đó mà đứa học sinh nào cũng lo lắng.
Khi con số lùi về 0 cũng là thời khắc quan trọng nhất trong cuộc chiến một mất một còn của chúng tôi với kỳ thi cuối cấp.
“Đợi đến khi kỳ thi cuối cấp kết thúc, mùa hè, cả lớp thích đánh bao nhiêu trận bóng rổ thì đánh bấy nhiêu. Nhưng đối mặt với thời khắc quan trọng của kỳ thi, chúng ta đều phải cố gắng hết sức mình để thi tốt. Đây là trận chiến đầu tiên trong cuộc đời, không được phép lùi bước…” Thầy Lại thật giống với các nhân vật nghiêm khắc trong các câu chuyện, quan niệm vừa bảo thủ vừa thiếu thuyết phục, giống với nhân vật tô xanh nửa mặt của Mel Gibson trong Brave Heart (Trái tim dũng cảm), cưỡi chiến mã quay lại hô hào không có sức thuyết phục gì cả.
Nhưng mà thời đó chả ai rỗi hơi lại phản kích thầy. Tất cả đều trút hết sự phẫn nộ vào việc chăm chỉ học tập.
Tất cả các thể loại bài kiểm tra, cứ từng xấp từng xấp chất đầy trong chiếc tủ sắt gồm tuyển tập đề thi, chỉ có thầy Lại và lớp trưởng có chìa khóa để mở tủ. Mỗi khi chiếc tủ mở ra, bài kiểm tra nhanh chóng được chuyển đến các bàn. Ngày qua ngày, chiếc tủ sắt chứa cả bồ kinh luân ấy trở thành tâm điểm trong cuộc sống đã bị biến thành cỗ máy của mỗi đứa học trò chúng tôi.
Chưa có ngày nào tôi được chứng kiến chiếc tủ ấy trống không.
Không chỉ giờ thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, mỗi giờ học khác đều đẩy nhanh tiến độ, toàn bộ đều phục vụ cho kỳ thi cuối cấp, biến thành vô số giờ tự học yên tĩnh, tiết học nào cũng chỉ nghe thấy tiếng bút bi đơn điệu sột soạt trên mặt bàn. Sột soạt, sột soạt.
Nhưng dù có thầy Lại ngồi trông lớp vào giờ truy bài, Lý Tiểu Hoa và tôi đều không kiêng dè gì hết, quay vào nhau cùng học bài, hỏi nhau những chỗ không hiểu, dùng cách giao tiếp chứa đựng nhiều cảm xúc nhất là dùng bút và giấy nói chuyện.
Mỗi sáng đến trường, tôi đều vào canteen trước tiên mua một hộp sữa, thay một lời chào, nhẹ nhàng đem đặt vào ngăn bàn của Lý Tiểu Hoa, dù cho thầy Lại có nhìn chằm chằm vào tôi, tôi cũng làm ngơ như không biết. Tính tôi là vậy, rất là ngông nghênh.
Còn thầy Lại cũng không hề nghi ngờ thẩm vấn gì hai đứa chúng tôi, dẫu sao thì thành tích học tập của tôi cũng đang tăng tiến đến kinh người, thậm chí còn xếp thứ 20, 30 toàn trường, lọt vào bảng đỏ nhiều như cơm bữa, làm thầy Lại phải thốt lên tự an ủi “A, mình quả thật là một thầy giáo giỏi và nghiêm khắc, không ngờ lại có thể đưa một tên dốt đặc cán mai như Kha Cảnh Đằng lọt vào bảng đỏ!”, không rảnh rỗi lo xem động lực cố gắng học hành của tôi có phải là Lý Tiểu Hoa hay không.
Thành tích học tập của tôi càng ngày càng tốt, kỳ diệu như nhân vật Moses dùng tay không rẽ sóng biển Đỏ Ai Cập (Chả giống tẹo nào!). Có vài bạn học vô cùng hiếu kỳ còn hỏi tôi xem nên sử dụng sách tham khảo nào, hay đi học thêm ở đâu, v.v…để có thể có thành tích học tập dị thường như vậy.
“Nếu như cậu cả ngày bị một bạn nữ thành tích học tập tốt gấp 10 lần hỏi bài, xem cậu có thể không học hành chăm chỉ lên được không?” Tôi trả lời một cách đơn giản, nhưng đó cũng không phải là câu trả lời đích xác.
…Thực ra ý của tôi là “Nhưng cậu đã yêu cô ấy mất rồi.” Đó mới chính là bí quyết thành công.
Về sau thầy Lại căn theo thứ tự tên trong phòng thi của mỗi người, liên tục đổi lại vị trí trong lớp, mong rằng có thể tạo nên truyền thuyết đội hình hoàn mỹ của “các thí sinh thích hợp nhất”. Nhưng dù cho Lý Tiểu Hoa ngồi bên trái hay bên phải tôi, đằng trước hay đằng sau, thầy Lại đều không dám tách tôi và Lý Tiểu Hoa ra, sợ rằng thành tích của tôi vì thế mà đi xuống.
Một trường tư muốn có chỗ đứng thì cần phải có một số lượng cố định học sinh giỏi thi vào trường, thế nên phòng giáo vụ bắt đầu ra sức thuyết phục Bộ quốc trung (cơ quan quản lý các trường cấp 2)lập ra danh sách 100 học sinh có thể vào thẳng cấp 3. Nếu thành tích thi vào cấp 3 trên 600 điểm mà lại chọn trường trung học Tinh Thành, thì sẽ nhận được tiền trợ cấp mỗi kỳ là một vạn tệ; điểm tổng mà thấp hơn 600, vượt qua trường cấp 3 Chương Hóa hoặc trường nữ Chương Hóa, mà nằm trong danh sách 100 học si
Bài viết liên quan!
VỀ TRANG CHỦ
3193/4029
Tải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu, Tiểu thuyết ngôn tình
3193/4029
Tải game android iphone ipad, Truyện ngắn tình yêu, Tiểu thuyết ngôn tình
© Vietmini wap giải trí tổng họp
Design by Phương Hạ
Sitemap.htmlSitemap.xmlRor.xmlUrllist.txt