Phút hối hận muộn màng của thôn nữ bán hoa
Lượt xem : |
vùng đất trung du cằn cỗi, heo hút Thanh Sơn, nhà Trúc rất nghèo. Nghèo đến nỗi cô bảo: “Nếu chị về nhà em, chị sẽ thấy rớt nước mắt”. Bởi nhà Trúc chẳng có gì đáng giá đến 100.000 đồng, căn nhà đất trống tuềnh, ọp ẹp, liêu xiêu tựa vào lưng đồi xanh ngằn ngặt toàn ngô cộc với sắn còi, chỉ chực đón một đợt lũ quét là biến mất chẳng để lại dấu vết gì. Nhà Trúc cũng chẳng đông người, chỉ có hai bố mẹ đã già cả và ba anh em Trúc. Người anh đã đi lấy vợ, ra ở riêng, nhà chỉ còn lại bố mẹ già, Trúc và cô em gái mới 13 tuổi. Trúc bảo: “Nghèo thì khó đủ thứ, khó từ miếng ăn, cái chữ đến nếp nghĩ”.
Cả ba anh em Trúc chẳng ai được học hành tử tế. Trúc chỉ được đi học đến hết lớp một, chưa kịp thuộc mặt chữ thì đã phải bỏ bạn, bỏ lớp đi chăn trâu, cắt cỏ, làm nương làm rẫy. Trường học ở ngay gần nhà, trong khi các bạn ríu rít rủ nhau đến lớp thì Trúc lại chăm chắm, hì hụi dắt trâu lên đồi, vừa đi, cô bé Trúc khi ấy vừa cúi gằm mặt ngượng ngùng trước những tiếng cười trêu quái ác của đám bạn. Cô chỉ thèm được đi học, nhưng mỗi khi về tới nhà, nhìn nồi cơm lổn nhổn độn nhiều củ sắn, củ mài hơn gạo, nhìn vai áo bạc màu rách bươm sương gió của bố mẹ, Trúc lại chẳng nỡ ngỏ lời.
Phút hối hận muộn màng của "thôn nữ bán hoa", Oái oăm, Ban than, lam gai, co thon nu, thon nu, tinh yeu, nhuc nha, ban minh, kiem tien
Trúc chỉ được đi học đến hết lớp một, chưa kịp thuộc mặt chữ thì đã phải bỏ bạn, bỏ lớp đi chăn trâu, cắt cỏ, làm nương làm rẫy.
Lớn lên trong đói nghèo, nhưng chẳng lúc nào cái ước mơ đổi đời trong Trúc nguôi ngoai. Càng lớn, ước mơ được Trúc đêm ngày ấp ủ ấy càng thôi thúc cô. Trúc nhận làm đủ thứ việc, cần mẫn như một con ong: từ hái chè thuê, làm vườn thuê cho những trang trại gần đó, đến cả việc đào củ măng, chặt bó củi mang ra chợ bán. Nhưng số tiền kiếm được từ những công việc ấy chẳng đủ để Trúc trang trải thứ gì, nó chỉ vừa xoẳn với ba ống gạo, một dúm thịt mỡ bạc nhạc, vài con cá mắm khô quắt cho bữa cơm gia đình đỡ nhạt, cứ thế lay lắt sống cho qua những tháng ngày dằng dặc chẳng biết đến bao giờ mới khấm khá lên được.
Mỗi lần gánh củi ra chợ bán, Trúc phải đi bộ ngót nghét 30 cây số. Dù gần nhà cũng có chợ, nhưng lần nào đi bán củi Trúc cũng dậy từ tờ mờ sớm, tất tả đi, cắm cúi đi, đi tít tận chợ xa để tránh những ánh mắt miệt thị, những câu đùa ác ý của đám thanh niên làng. Mỗi gánh củi nặng trĩu mồ hôi và tủi nhục của cô gái nghèo ấy chỉ đáng giá 8.000 đồng. Số tiền chỉ đủ để đong một lon gạo hàng thứ phẩm. Nhưng Trúc cũng chẳng dám cầm những đồng tiền khó nhọc của mình kiếm ra mà đi đổi gạo. Cô sợ những tiếng cười của đám bạn, cô xấu hổ vì cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo đẳng lấy gia đình cô như một bóng ma rừng.
Rồi có một chàng trai đến, cùng phận nghèo nên dễ thông cảm với nhau hơn. Nhà anh cũng chẳng hơn gì nhà Trúc, họ thương cái nết hay lam hay làm, chịu thương chịu khó của nhau, thương cái cảnh nghèo xơ nghèo xác của nhau. Họ đến với nhau hồn nhiên và trong trẻo, quấn quít và tha thiết như một điều tự nhiên nhất đời. Và đáng ra tình yêu của Trúc đã có một cái kết tốt đẹp nếu như không có một biến cố xảy ra làm thay đổi cả cuộc đời cô. Đó là căn bệnh quái ác đe dọa làm lòa đôi mắt của người mẹ già mà Trúc yêu thương. Chi phí để mổ mắt cho mẹ hết 15.000.000 đồng.
Số tiền ấy với gia đình Trúc là cả một nỗi lo khổng lồ, khi mà mỗi ngày, tổng cộng thu nhập của cả 3 lao động chính trong nhà chỉ được chưa tới 40.000 đồng. Muốn chữa mắt cho mẹ, Trúc và bố đã phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Nhưng ở cái xóm nghèo đến héo hắt ấy người ta làm gì ra có nhiều tiền để mà dành dụm chứ đừng nói tới chuyện cho vay. Vậy là số tiền khổng lồ ấy cứ như một khối lo nặng trịch cứ treo lơ lửng trên đầu mỗi người trong nhà Trúc, cứ quẩn quanh mãi trong tâm trí Trúc. Và cô thấy mình có nghĩa vụ phải kiếm được số tiền ấy, có nghĩa vụ phải chữa chạy bệnh tình cho mẹ, có nghĩa vụ phải lo được một bữa ăn no cho đứa em gái đã dậy thì mà vẫn còm cõi, nheo nhóc như đứa trẻ còi xương. Đó là nghĩa vụ của tình thân và mệnh lệnh của trái tim mà Trúc không thể cưỡng lại.
Những hối hận muộn màng
Cô bỏ quê xuống Hà Nội, bởi nếu chỉ quanh quẩn ở cái góc rừng ấy thì chẳng biết phải xoay xở ra sao để kiểm được số tiền lớn đến vậy. Mà theo như người bạn gái đã từng ở nơi phồn hoa ấy về, rỉ tai Trúc thì Hà Nội là cái chốn người ta tiêu tiền dễ dãi và kiếm tiền cũng dễ dàng hơn. Trúc tất tả xuống Hà Nội, nơi mà cô chỉ mới biết cái tên và lờ mờ mường tượng ra qua lời kể của cô bạn, nhưng trong cái lờ mờ chênh vênh ấy lại có cả một niềm tin vững chắc vào sự đổi thay, vào một cuộc sống no đủ hơn. Vậy là Trúc gạt những nhớ thương với người yêu, gạt những giọt nước mắt mặn mòi của mẹ, những lời than thở ngắn dài của cha để đi.
Phút hối hận muộn màng của "thôn nữ bán hoa", Oái oăm, Ban than, lam gai, co thon nu, thon nu, tinh yeu, nhuc nha, ban minh, kiem tien
Từ ngày lên trung tâm, đêm nào Trúc cũng quay mặt vào tường khóc, những giọt nước mắt cứ lặng lẽ rơi và một nỗi đau chẳng thể cất thành lời.
Mang trong lòng nỗi lo về căn bệnh không thể chậm trễ chữa trị của mẹ, Trúc lao vào cuộc kiếm tiền bất chấp rằng đó là một việc làm tủi nhục. Cô nhắm mắt đem tuổi trẻ ra để buôn bán, đem cái thanh xuân phơi phới ra để ngã giá, để dày vò, để kiếm những đồng tiền một cách chóng vánh. Còm cọm cóp nhặt, sau hai tháng, Trúc đã có một món kha khá để gửi về cho gia đình. Số tiền đó sẽ là thuốc cho mẹ đỡ những cơn đau, sẽ là tấm áo mới thay cho chiếc áo đã tả tơi vá chằng vá đụp của cha, sẽ là miếng cơm no cho em đỡ đói lòng. Trúc mới chỉ dám nghĩ đến thế. Nhưng chưa đủ tiền để làm phẫu thuật cho mẹ thì Trúc đã bị bắt đưa lên trung tâm trong một đêm đang đón khách. Vậy là giấc mơ đổi đời cũng tan tành mây khói. Vậy là việc chữa trị cho mẹ vẫn gác lại vô thời hạn. Và vậy là tình yêu của cô cũng chẳng còn hi vọng nữa. Trúc hiểu rằng cô đã mất hết tất cả.
Từ ngày lên trung tâm, đêm nào Trúc cũng quay mặt vào tường khóc, những giọt nước mắt cứ lặng lẽ rơi và một nỗi đau chẳng thể cất thành lời. Trúc vốn ít chữ, cô diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách cụt lủn và ngắt quãng, nhưng tôi hiểu đó là một sự bế tắc. Cô ngồi im phăng phắc, chỉ kể những câu chuyện rời rạc, hai bàn tay giấu vào nhau bối rối, đôi mắt thì cụp xuống và sũng nước. Cô bảo rằng hối hận lắm, vì bây giờ, ngoài cái nghèo, ngoài căn bệnh hiểm ác, cha mẹ cô còn phải đeo đẳng thêm một nỗi nhục nhã, thêm một điều tiếng chẳng hay ho với bà con láng giềng.
Mà ở cái xóm rừng ấy, tin dữ thường đến rất nhanh và lưu lại rất lâu, người ta xì xào với nhau, bàn tán với nhau đủ thứ chuyện ghê gớm dù chẳng biết rằng nó có thật hay không, dù chẳng biết rằng tại sao nó lại đến nông nỗi ấy. Cứ nghĩ đến những ánh mắt đầy ác cảm, những tiếng cười châm chọc, những lời mỉa mai đến nóng ran cả mặt là thân hình mảnh khảnh của Trúc lại run lên bần bật. Lúc này, sau tất cả những đắng cay, tủi hờn, sau tất cả những xót xa, nhục nhã, cô gái ấy đang sợ hãi và cuồng cuống mong tìm được một lời an ủi, một sự cảm thông cho thân phận của mình, mặc dù đó là việc làm do chính cô đã lựa chọn. Khi được hỏi: “Nếu như được làm lại, Trúc có làm như vậy không?”, cô chỉ im lặng, nước mắt lại lăn dài trên gò má, đôi môi bặm lại như cố ngăn một từ: “Giá như…”. Cuộc sống không có “giá như”, nhưng quãng đường phía trước còn dài và Trúc vẫn còn trẻ để có thể tẩy rửa những vết hoen ố trong đời mình.
(Theo Đang yêu)
Cả ba anh em Trúc chẳng ai được học hành tử tế. Trúc chỉ được đi học đến hết lớp một, chưa kịp thuộc mặt chữ thì đã phải bỏ bạn, bỏ lớp đi chăn trâu, cắt cỏ, làm nương làm rẫy. Trường học ở ngay gần nhà, trong khi các bạn ríu rít rủ nhau đến lớp thì Trúc lại chăm chắm, hì hụi dắt trâu lên đồi, vừa đi, cô bé Trúc khi ấy vừa cúi gằm mặt ngượng ngùng trước những tiếng cười trêu quái ác của đám bạn. Cô chỉ thèm được đi học, nhưng mỗi khi về tới nhà, nhìn nồi cơm lổn nhổn độn nhiều củ sắn, củ mài hơn gạo, nhìn vai áo bạc màu rách bươm sương gió của bố mẹ, Trúc lại chẳng nỡ ngỏ lời.
Phút hối hận muộn màng của "thôn nữ bán hoa", Oái oăm, Ban than, lam gai, co thon nu, thon nu, tinh yeu, nhuc nha, ban minh, kiem tien
Trúc chỉ được đi học đến hết lớp một, chưa kịp thuộc mặt chữ thì đã phải bỏ bạn, bỏ lớp đi chăn trâu, cắt cỏ, làm nương làm rẫy.
Lớn lên trong đói nghèo, nhưng chẳng lúc nào cái ước mơ đổi đời trong Trúc nguôi ngoai. Càng lớn, ước mơ được Trúc đêm ngày ấp ủ ấy càng thôi thúc cô. Trúc nhận làm đủ thứ việc, cần mẫn như một con ong: từ hái chè thuê, làm vườn thuê cho những trang trại gần đó, đến cả việc đào củ măng, chặt bó củi mang ra chợ bán. Nhưng số tiền kiếm được từ những công việc ấy chẳng đủ để Trúc trang trải thứ gì, nó chỉ vừa xoẳn với ba ống gạo, một dúm thịt mỡ bạc nhạc, vài con cá mắm khô quắt cho bữa cơm gia đình đỡ nhạt, cứ thế lay lắt sống cho qua những tháng ngày dằng dặc chẳng biết đến bao giờ mới khấm khá lên được.
Mỗi lần gánh củi ra chợ bán, Trúc phải đi bộ ngót nghét 30 cây số. Dù gần nhà cũng có chợ, nhưng lần nào đi bán củi Trúc cũng dậy từ tờ mờ sớm, tất tả đi, cắm cúi đi, đi tít tận chợ xa để tránh những ánh mắt miệt thị, những câu đùa ác ý của đám thanh niên làng. Mỗi gánh củi nặng trĩu mồ hôi và tủi nhục của cô gái nghèo ấy chỉ đáng giá 8.000 đồng. Số tiền chỉ đủ để đong một lon gạo hàng thứ phẩm. Nhưng Trúc cũng chẳng dám cầm những đồng tiền khó nhọc của mình kiếm ra mà đi đổi gạo. Cô sợ những tiếng cười của đám bạn, cô xấu hổ vì cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo đẳng lấy gia đình cô như một bóng ma rừng.
Rồi có một chàng trai đến, cùng phận nghèo nên dễ thông cảm với nhau hơn. Nhà anh cũng chẳng hơn gì nhà Trúc, họ thương cái nết hay lam hay làm, chịu thương chịu khó của nhau, thương cái cảnh nghèo xơ nghèo xác của nhau. Họ đến với nhau hồn nhiên và trong trẻo, quấn quít và tha thiết như một điều tự nhiên nhất đời. Và đáng ra tình yêu của Trúc đã có một cái kết tốt đẹp nếu như không có một biến cố xảy ra làm thay đổi cả cuộc đời cô. Đó là căn bệnh quái ác đe dọa làm lòa đôi mắt của người mẹ già mà Trúc yêu thương. Chi phí để mổ mắt cho mẹ hết 15.000.000 đồng.
Số tiền ấy với gia đình Trúc là cả một nỗi lo khổng lồ, khi mà mỗi ngày, tổng cộng thu nhập của cả 3 lao động chính trong nhà chỉ được chưa tới 40.000 đồng. Muốn chữa mắt cho mẹ, Trúc và bố đã phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Nhưng ở cái xóm nghèo đến héo hắt ấy người ta làm gì ra có nhiều tiền để mà dành dụm chứ đừng nói tới chuyện cho vay. Vậy là số tiền khổng lồ ấy cứ như một khối lo nặng trịch cứ treo lơ lửng trên đầu mỗi người trong nhà Trúc, cứ quẩn quanh mãi trong tâm trí Trúc. Và cô thấy mình có nghĩa vụ phải kiếm được số tiền ấy, có nghĩa vụ phải chữa chạy bệnh tình cho mẹ, có nghĩa vụ phải lo được một bữa ăn no cho đứa em gái đã dậy thì mà vẫn còm cõi, nheo nhóc như đứa trẻ còi xương. Đó là nghĩa vụ của tình thân và mệnh lệnh của trái tim mà Trúc không thể cưỡng lại.
Những hối hận muộn màng
Cô bỏ quê xuống Hà Nội, bởi nếu chỉ quanh quẩn ở cái góc rừng ấy thì chẳng biết phải xoay xở ra sao để kiểm được số tiền lớn đến vậy. Mà theo như người bạn gái đã từng ở nơi phồn hoa ấy về, rỉ tai Trúc thì Hà Nội là cái chốn người ta tiêu tiền dễ dãi và kiếm tiền cũng dễ dàng hơn. Trúc tất tả xuống Hà Nội, nơi mà cô chỉ mới biết cái tên và lờ mờ mường tượng ra qua lời kể của cô bạn, nhưng trong cái lờ mờ chênh vênh ấy lại có cả một niềm tin vững chắc vào sự đổi thay, vào một cuộc sống no đủ hơn. Vậy là Trúc gạt những nhớ thương với người yêu, gạt những giọt nước mắt mặn mòi của mẹ, những lời than thở ngắn dài của cha để đi.
Phút hối hận muộn màng của "thôn nữ bán hoa", Oái oăm, Ban than, lam gai, co thon nu, thon nu, tinh yeu, nhuc nha, ban minh, kiem tien
Từ ngày lên trung tâm, đêm nào Trúc cũng quay mặt vào tường khóc, những giọt nước mắt cứ lặng lẽ rơi và một nỗi đau chẳng thể cất thành lời.
Mang trong lòng nỗi lo về căn bệnh không thể chậm trễ chữa trị của mẹ, Trúc lao vào cuộc kiếm tiền bất chấp rằng đó là một việc làm tủi nhục. Cô nhắm mắt đem tuổi trẻ ra để buôn bán, đem cái thanh xuân phơi phới ra để ngã giá, để dày vò, để kiếm những đồng tiền một cách chóng vánh. Còm cọm cóp nhặt, sau hai tháng, Trúc đã có một món kha khá để gửi về cho gia đình. Số tiền đó sẽ là thuốc cho mẹ đỡ những cơn đau, sẽ là tấm áo mới thay cho chiếc áo đã tả tơi vá chằng vá đụp của cha, sẽ là miếng cơm no cho em đỡ đói lòng. Trúc mới chỉ dám nghĩ đến thế. Nhưng chưa đủ tiền để làm phẫu thuật cho mẹ thì Trúc đã bị bắt đưa lên trung tâm trong một đêm đang đón khách. Vậy là giấc mơ đổi đời cũng tan tành mây khói. Vậy là việc chữa trị cho mẹ vẫn gác lại vô thời hạn. Và vậy là tình yêu của cô cũng chẳng còn hi vọng nữa. Trúc hiểu rằng cô đã mất hết tất cả.
Từ ngày lên trung tâm, đêm nào Trúc cũng quay mặt vào tường khóc, những giọt nước mắt cứ lặng lẽ rơi và một nỗi đau chẳng thể cất thành lời. Trúc vốn ít chữ, cô diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách cụt lủn và ngắt quãng, nhưng tôi hiểu đó là một sự bế tắc. Cô ngồi im phăng phắc, chỉ kể những câu chuyện rời rạc, hai bàn tay giấu vào nhau bối rối, đôi mắt thì cụp xuống và sũng nước. Cô bảo rằng hối hận lắm, vì bây giờ, ngoài cái nghèo, ngoài căn bệnh hiểm ác, cha mẹ cô còn phải đeo đẳng thêm một nỗi nhục nhã, thêm một điều tiếng chẳng hay ho với bà con láng giềng.
Mà ở cái xóm rừng ấy, tin dữ thường đến rất nhanh và lưu lại rất lâu, người ta xì xào với nhau, bàn tán với nhau đủ thứ chuyện ghê gớm dù chẳng biết rằng nó có thật hay không, dù chẳng biết rằng tại sao nó lại đến nông nỗi ấy. Cứ nghĩ đến những ánh mắt đầy ác cảm, những tiếng cười châm chọc, những lời mỉa mai đến nóng ran cả mặt là thân hình mảnh khảnh của Trúc lại run lên bần bật. Lúc này, sau tất cả những đắng cay, tủi hờn, sau tất cả những xót xa, nhục nhã, cô gái ấy đang sợ hãi và cuồng cuống mong tìm được một lời an ủi, một sự cảm thông cho thân phận của mình, mặc dù đó là việc làm do chính cô đã lựa chọn. Khi được hỏi: “Nếu như được làm lại, Trúc có làm như vậy không?”, cô chỉ im lặng, nước mắt lại lăn dài trên gò má, đôi môi bặm lại như cố ngăn một từ: “Giá như…”. Cuộc sống không có “giá như”, nhưng quãng đường phía trước còn dài và Trúc vẫn còn trẻ để có thể tẩy rửa những vết hoen ố trong đời mình.
(Theo Đang yêu)
Bài viết liên quan!