Tiểu thuyết Giường Đơn Hay Giường Đôi-full
Lượt xem : |
ôn canh phòng, hình như cho rằng cô muốn làm việc gì ngu xuẩn. Thực ra, cô chỉ nhặt vài viên đá ném xuống hồ, khiến nước bắn tung tóe. Cậu ấy cũng ném theo, lực ném rất mạnh, bắn cả vào người lạ đang câu cá bên hồ, bị người ta mắng cho vài câu.
“Thi Vĩnh Đạo, cậu muốn làm gì?”. Cô không hiểu.
“Sao cậu lại học xã hội!”. Cậu ném một đống đá sang bờ bên kia, “Mình không chịu nổi chính trị và lịch sử...làm thế nào...”.
Thực ra cậu ấy muốn nói: “Nếu không có hai môn chết tiệt ấy, mình chắc chắn sẽ theo cậu học xã hội!”, nhưng cô lại hiểu rằng cậu ta ghét ban xã hội.
“Cậu thực sự... không có tố chất học xã hội!”. Cô rất thẳng thắn nói ra suy nghĩ trong lòng, “Thi Vĩnh Đạo, cậu là thiên tài môn hóa, sau này... đừng lãng phí thời gian đợi mình!”.
Cô nói như vậy, cũng làm như vậy, đạp xe vào ngõ nhỏ gần nhất, không ngừng thay đổi phương hướng để cắt đuôi cậu ấy.
Tuần nghỉ hè cuối cùng, họ không hề có bất cứ liên hệ nào. Ngoài Quyên Quyên, Phổ Hoa không thân với mọi người trong lớp 10 (6), bao gồm cả Kỷ An Vĩnh.Cô cũng trở nên trầm mặc kiệm lời, quen chìm đắm trong thế giới một mình.
Sau khi những món đồ cuối cùng của lớp 10 (6) chuyển khỏi khu nhà ba tầng, Phổ Hoa chính thức tạm biệt tập thể lớp đã chung sống hai năm, cầm giấy thông báo đi tìm phòng học lớp văn mới trong tòa nhà. Lịch sử truyền thống của trường học là sau lớp mười một thì lớp xã hội và lớp tự nhiên không cùng tầng, Phổ Hoa bị đưa vào lớp 11 (7), vẫn ở tầng cũ, còn lớp 11 (6) được điều lên tầng cao nhất vì là lớp trọng điểm. Điều này có nghĩa là cơ hội gặp mặt càng ít hơn, cho dù cô và Quyên Quyên, Kỷ An Vĩnh hay Thi Vĩnh Đạo.
Quyên Quyên hỏi cô: “Cam lòng không?”.
Phổ Hoa nói: “Đây có lẽ là việc hay”.
Phổ Hoa mang theo vầng hào quang thành tích bước gần tới lớp 11 (7), thực ra cũng mang theo nỗi lo sợ và bất an bước vào một môi trường xa lạ. Đa phần học sinh lớp xã hội đều rất nhanh chóng chấp nhận cô, cũng có một bộ phận nhỏ vẫn giữ thái độ xem thường và đố kỵ có ý cô lập cô. Lần thi môn xã hội đầu tiên, Phổ Hoa đứng thứ thứ bảy trong lớp, lần thứ hai đứng thứ ba, lần thứ ba đứng đầu.
Quyên Quyên cảm thấy vui mừng vì sự nở mày nở mặt của cô, đồng thời lại tiếc vì cô đã bỏ ban tự nhiên.
Phổ Hoa dẩu môi, không khóc cũng chẳng cười, chỉ nói: “Mình không hối hận”.
Nói nhiều như vậy, tự cô cũng đã tin. Học xã hội hay học tự nhiên, ngày tháng cũng như cũ.
Vài tuần sau, Quyên Quyên mang đến một lời đồn đại bất ngờ, Kỷ An Vĩnh “lại lần nữa” yêu rồi, mà nhân vật chính lần này lại là Cầu Nhân.
Trong lúc giải lao của trận thi đấu bóng rổ giữa lớp xã hội và lớp tự nhiên, biết được việc như vậy, Phổ Hoa không thể không kinh ngạc, lại muốn bản thân biểu hiện bình tĩnh. Người cô kết bạn trong lớp xã hội - Mộc Hải Anh cũng ngồi bên cạnh, nhưng dường như đã tỏ trong lòng từ lâu. Sự thật chứng minh, tất cả mọi người đều đã biết, chỉ có cô vẫn bị che mắt, không biết chút gì.
Nghỉ giải lao giữa hiệp, Phổ Hoa nhìn xuyên qua mọi người thấy Kỷ An Vĩnh và Cầu Nhân đang nói chuyện ngoài sân, Cầu Nhân chính tay bưng nước khoáng, Kỷ An Vĩnh để chiếc khăn lau mồ hôi lên vai cô ấy. Năm đó trong buổi tổng duyệt tiết mục chào mừng ngày Quốc khánh của trường, Phổ Hoa một lần nữa chứng thực lời của Quyên Quyên. Là bạn nhảy, Kỷ An Vĩnh và Cầu Nhân phối hợp ăn ý, cách trao đổi ánh mắt của họ là thứ Phổ Hoa chưa từng nếm thử.
Đọc chán tập thơ của Tagore, Phổ Hoa đổi sang cuốn Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, cô mượn của bạn học Tưởng Trung Thiên. Tuổi cô vẫn chưa thể hoàn toàn lĩnh ngộ được tư tưởng trong sách nhưng ngày tháng thực sự như nước chảy vội vã không quay trở lại.
Mộc Hải Anh nói, cả một mùa thu Phổ Hoa đều có chút u buồn không vui, hàng ngày không nề hà phiền phức cầm chìa khóa chạy đi chạy lại giữa hòm thư và lớp học. Cô không làm cán sự môn tiếng Anh nhàn hạ, nhưng lại đảm đương chức cán bộ đời sống. Mỗi lần tay không từ cổng trường trở về, cô như người mất hồn, có thể một mình đi trên hành lang, đứng ngơ ngẩn rất lâu.
Quyên Quyên không ngừng mang đến những chuyện của lớp 11 (6), hy vọng việc tám chuyện có thể cuốn đi nỗi buồn của Phổ Hoa, ví dụ như Lý Thành Tự đã yêu, Doãn Trình và một người nào đó trong lớp xã hội cũng thành đôi, Thi Vĩnh Đạo lên báo trường... nhưng Phổ Hoa thường nghe xong rồi quên, điều cô muốn biết nhất là lá thư thứ ba cô viết cho Kỷ An Vĩnh, cậu ấy đã nhận được chưa.
Cùng với lá thư chìm trong biển lớn, mùa đông lớp mười một năm đó khiến Phổ Hoa cảm thấy vô cùng lạnh, chưa đến tháng mười hai đã có một trận tuyết rơi.Cô ngã bị thương ở cổ tay phải trên đường đi học, trước liên hoan Noel vẫn phải đeo dây cố định.
Các lớp đều trang trí một cách khí thế ngất trời để chìm đắm trong không khí ngày lễ, nhưng Phổ Hoa lại cầm thiệp chúc mừng nhận được trốn ra ngoài. Cô ngồi trên bệ cửa sổ có lò sưởi, vẽ trái tim có hai nửa vỡ trên cửa kính, chờ trái tim tan vỡ ấy biến thành những giọt nước.
Sau khi quen một mình, cô dần dần không cảm thấy thế nào là cô đơn, thế nào là không cô đơn nữa.
**************
Sau khi liên hoan tối đó kết thúc, Phổ Hoa ở lại thu dọn lớp học, cô lên phòng học lớp 11 (6) trên tầng cao nhất, kiễng chân từ tấm kính cửa sau nhìn vào trong. Trên bảng đen còn chữ, phía góc treo dải ruy băng, bàn ghế vẫn chưa sắp xếp lại cho đúng dáng vẻ lớp học. Cửa khóa, cho dù không khóa, Phổ Hoa cũng không có lòng dạ nào bước vào, cuối cùng cô đã ra khỏi tập thể này, ra khỏi có nghĩa không thể quay trở lại nữa.
Cô đứng trên sân thượng tòa nhà hứng tuyết, làm lạnh đi niềm hy vọng lấp lánh như những ngôi sao không tắt trong lòng. Cô thò người ra ngoài tay vịn, cảm nhận được tuyết lạnh rơi trên mặt hóa thành nước mắt. Có người xuất hiện từ sau cây cột trong bóng tối, kéo cơ thể vươn ra ngoài của cô lại.
“Cẩn thận rơi xuống đấy!”.
“Rơi xuống thì sẽ thế nào?”. Trong phản quan của đám tuyết đọng, cô nhận ra ánh mắt lộ ra ngoài áo lông của Thi Vĩnh Đạo.
“Mình sẽ không để cậu rơi xuống!”. Cậu ấy nói một cách vô lý, lời nói ra là một làn khói.
“Vì sao... là cậu?”. Người cô chờ đợi không đến, người không đợi lại đến.
“Vì sao không phải là mình!”.
Cậu ấy dần dần học cách không đi quấy nhiễu, biết cô vừa vào lớp xã hội cần một quá trình thích ứng. Cô vẫn trốn tránh, có một cái vỏ không kiên cố lắm, đi tới đâu vác theo tới đó, cậu ấy cũng sẵn lòng theo, nhưng không muốn thấy cô trốn trong vỏ.
Họ cùng xuống tầng, đột nhiên cô lấy thiệp chúc mừng trong cặp sách đưa ra trước mặt cậu ấy, hỏi: “Cái này có phải cậu tặng không?”.
Cách hai năm lại nhận được thiệp “tối cao”, cô chỉ nghĩ tới một khả năng.
“Đúng thì sao? Không đúng thì sao?”. Cậu ấy hỏi ngược lại.
“Chẳng sao cả...”. Cô cảm thấy mệt mỏi, không được như ý, chẳng phải không cảm động. Trên thiệp viết rằng hy vọng cô mỗi ngày đều vui vẻ, còn bây giờ cô mỗi ngày đều không vui vẻ, đã cố gắng nhưng vẫn không vui.
“Cậu sao thế?”. Cậu ấy kiên nhẫn hỏi, cô đứng sánh vai cùng cậu ấy trong tuyết, lắc đầu nhìn lên bầu trời.
Tâm trạng cô lúc này rất hoang mang, có nóng lâu hơn nữa cuối cùng cũng sẽ nguội lạnh. Cô còn quan tâm tới Kỷ An Vĩnh không? Chắc là có.
“Cậu... đừng đợi mình...”. Cô trả tấm thiệp bị ướt trong lòng cho cậu ấy, “Mình kh
“Thi Vĩnh Đạo, cậu muốn làm gì?”. Cô không hiểu.
“Sao cậu lại học xã hội!”. Cậu ném một đống đá sang bờ bên kia, “Mình không chịu nổi chính trị và lịch sử...làm thế nào...”.
Thực ra cậu ấy muốn nói: “Nếu không có hai môn chết tiệt ấy, mình chắc chắn sẽ theo cậu học xã hội!”, nhưng cô lại hiểu rằng cậu ta ghét ban xã hội.
“Cậu thực sự... không có tố chất học xã hội!”. Cô rất thẳng thắn nói ra suy nghĩ trong lòng, “Thi Vĩnh Đạo, cậu là thiên tài môn hóa, sau này... đừng lãng phí thời gian đợi mình!”.
Cô nói như vậy, cũng làm như vậy, đạp xe vào ngõ nhỏ gần nhất, không ngừng thay đổi phương hướng để cắt đuôi cậu ấy.
Tuần nghỉ hè cuối cùng, họ không hề có bất cứ liên hệ nào. Ngoài Quyên Quyên, Phổ Hoa không thân với mọi người trong lớp 10 (6), bao gồm cả Kỷ An Vĩnh.Cô cũng trở nên trầm mặc kiệm lời, quen chìm đắm trong thế giới một mình.
Sau khi những món đồ cuối cùng của lớp 10 (6) chuyển khỏi khu nhà ba tầng, Phổ Hoa chính thức tạm biệt tập thể lớp đã chung sống hai năm, cầm giấy thông báo đi tìm phòng học lớp văn mới trong tòa nhà. Lịch sử truyền thống của trường học là sau lớp mười một thì lớp xã hội và lớp tự nhiên không cùng tầng, Phổ Hoa bị đưa vào lớp 11 (7), vẫn ở tầng cũ, còn lớp 11 (6) được điều lên tầng cao nhất vì là lớp trọng điểm. Điều này có nghĩa là cơ hội gặp mặt càng ít hơn, cho dù cô và Quyên Quyên, Kỷ An Vĩnh hay Thi Vĩnh Đạo.
Quyên Quyên hỏi cô: “Cam lòng không?”.
Phổ Hoa nói: “Đây có lẽ là việc hay”.
Phổ Hoa mang theo vầng hào quang thành tích bước gần tới lớp 11 (7), thực ra cũng mang theo nỗi lo sợ và bất an bước vào một môi trường xa lạ. Đa phần học sinh lớp xã hội đều rất nhanh chóng chấp nhận cô, cũng có một bộ phận nhỏ vẫn giữ thái độ xem thường và đố kỵ có ý cô lập cô. Lần thi môn xã hội đầu tiên, Phổ Hoa đứng thứ thứ bảy trong lớp, lần thứ hai đứng thứ ba, lần thứ ba đứng đầu.
Quyên Quyên cảm thấy vui mừng vì sự nở mày nở mặt của cô, đồng thời lại tiếc vì cô đã bỏ ban tự nhiên.
Phổ Hoa dẩu môi, không khóc cũng chẳng cười, chỉ nói: “Mình không hối hận”.
Nói nhiều như vậy, tự cô cũng đã tin. Học xã hội hay học tự nhiên, ngày tháng cũng như cũ.
Vài tuần sau, Quyên Quyên mang đến một lời đồn đại bất ngờ, Kỷ An Vĩnh “lại lần nữa” yêu rồi, mà nhân vật chính lần này lại là Cầu Nhân.
Trong lúc giải lao của trận thi đấu bóng rổ giữa lớp xã hội và lớp tự nhiên, biết được việc như vậy, Phổ Hoa không thể không kinh ngạc, lại muốn bản thân biểu hiện bình tĩnh. Người cô kết bạn trong lớp xã hội - Mộc Hải Anh cũng ngồi bên cạnh, nhưng dường như đã tỏ trong lòng từ lâu. Sự thật chứng minh, tất cả mọi người đều đã biết, chỉ có cô vẫn bị che mắt, không biết chút gì.
Nghỉ giải lao giữa hiệp, Phổ Hoa nhìn xuyên qua mọi người thấy Kỷ An Vĩnh và Cầu Nhân đang nói chuyện ngoài sân, Cầu Nhân chính tay bưng nước khoáng, Kỷ An Vĩnh để chiếc khăn lau mồ hôi lên vai cô ấy. Năm đó trong buổi tổng duyệt tiết mục chào mừng ngày Quốc khánh của trường, Phổ Hoa một lần nữa chứng thực lời của Quyên Quyên. Là bạn nhảy, Kỷ An Vĩnh và Cầu Nhân phối hợp ăn ý, cách trao đổi ánh mắt của họ là thứ Phổ Hoa chưa từng nếm thử.
Đọc chán tập thơ của Tagore, Phổ Hoa đổi sang cuốn Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, cô mượn của bạn học Tưởng Trung Thiên. Tuổi cô vẫn chưa thể hoàn toàn lĩnh ngộ được tư tưởng trong sách nhưng ngày tháng thực sự như nước chảy vội vã không quay trở lại.
Mộc Hải Anh nói, cả một mùa thu Phổ Hoa đều có chút u buồn không vui, hàng ngày không nề hà phiền phức cầm chìa khóa chạy đi chạy lại giữa hòm thư và lớp học. Cô không làm cán sự môn tiếng Anh nhàn hạ, nhưng lại đảm đương chức cán bộ đời sống. Mỗi lần tay không từ cổng trường trở về, cô như người mất hồn, có thể một mình đi trên hành lang, đứng ngơ ngẩn rất lâu.
Quyên Quyên không ngừng mang đến những chuyện của lớp 11 (6), hy vọng việc tám chuyện có thể cuốn đi nỗi buồn của Phổ Hoa, ví dụ như Lý Thành Tự đã yêu, Doãn Trình và một người nào đó trong lớp xã hội cũng thành đôi, Thi Vĩnh Đạo lên báo trường... nhưng Phổ Hoa thường nghe xong rồi quên, điều cô muốn biết nhất là lá thư thứ ba cô viết cho Kỷ An Vĩnh, cậu ấy đã nhận được chưa.
Cùng với lá thư chìm trong biển lớn, mùa đông lớp mười một năm đó khiến Phổ Hoa cảm thấy vô cùng lạnh, chưa đến tháng mười hai đã có một trận tuyết rơi.Cô ngã bị thương ở cổ tay phải trên đường đi học, trước liên hoan Noel vẫn phải đeo dây cố định.
Các lớp đều trang trí một cách khí thế ngất trời để chìm đắm trong không khí ngày lễ, nhưng Phổ Hoa lại cầm thiệp chúc mừng nhận được trốn ra ngoài. Cô ngồi trên bệ cửa sổ có lò sưởi, vẽ trái tim có hai nửa vỡ trên cửa kính, chờ trái tim tan vỡ ấy biến thành những giọt nước.
Sau khi quen một mình, cô dần dần không cảm thấy thế nào là cô đơn, thế nào là không cô đơn nữa.
**************
Sau khi liên hoan tối đó kết thúc, Phổ Hoa ở lại thu dọn lớp học, cô lên phòng học lớp 11 (6) trên tầng cao nhất, kiễng chân từ tấm kính cửa sau nhìn vào trong. Trên bảng đen còn chữ, phía góc treo dải ruy băng, bàn ghế vẫn chưa sắp xếp lại cho đúng dáng vẻ lớp học. Cửa khóa, cho dù không khóa, Phổ Hoa cũng không có lòng dạ nào bước vào, cuối cùng cô đã ra khỏi tập thể này, ra khỏi có nghĩa không thể quay trở lại nữa.
Cô đứng trên sân thượng tòa nhà hứng tuyết, làm lạnh đi niềm hy vọng lấp lánh như những ngôi sao không tắt trong lòng. Cô thò người ra ngoài tay vịn, cảm nhận được tuyết lạnh rơi trên mặt hóa thành nước mắt. Có người xuất hiện từ sau cây cột trong bóng tối, kéo cơ thể vươn ra ngoài của cô lại.
“Cẩn thận rơi xuống đấy!”.
“Rơi xuống thì sẽ thế nào?”. Trong phản quan của đám tuyết đọng, cô nhận ra ánh mắt lộ ra ngoài áo lông của Thi Vĩnh Đạo.
“Mình sẽ không để cậu rơi xuống!”. Cậu ấy nói một cách vô lý, lời nói ra là một làn khói.
“Vì sao... là cậu?”. Người cô chờ đợi không đến, người không đợi lại đến.
“Vì sao không phải là mình!”.
Cậu ấy dần dần học cách không đi quấy nhiễu, biết cô vừa vào lớp xã hội cần một quá trình thích ứng. Cô vẫn trốn tránh, có một cái vỏ không kiên cố lắm, đi tới đâu vác theo tới đó, cậu ấy cũng sẵn lòng theo, nhưng không muốn thấy cô trốn trong vỏ.
Họ cùng xuống tầng, đột nhiên cô lấy thiệp chúc mừng trong cặp sách đưa ra trước mặt cậu ấy, hỏi: “Cái này có phải cậu tặng không?”.
Cách hai năm lại nhận được thiệp “tối cao”, cô chỉ nghĩ tới một khả năng.
“Đúng thì sao? Không đúng thì sao?”. Cậu ấy hỏi ngược lại.
“Chẳng sao cả...”. Cô cảm thấy mệt mỏi, không được như ý, chẳng phải không cảm động. Trên thiệp viết rằng hy vọng cô mỗi ngày đều vui vẻ, còn bây giờ cô mỗi ngày đều không vui vẻ, đã cố gắng nhưng vẫn không vui.
“Cậu sao thế?”. Cậu ấy kiên nhẫn hỏi, cô đứng sánh vai cùng cậu ấy trong tuyết, lắc đầu nhìn lên bầu trời.
Tâm trạng cô lúc này rất hoang mang, có nóng lâu hơn nữa cuối cùng cũng sẽ nguội lạnh. Cô còn quan tâm tới Kỷ An Vĩnh không? Chắc là có.
“Cậu... đừng đợi mình...”. Cô trả tấm thiệp bị ướt trong lòng cho cậu ấy, “Mình kh
Bài viết liên quan!