Truyện tình yêu - Chuyện đã từng rất lâu
Lượt xem : |
Chúng tôi đã từng yêu thương cùng một người. Chúng tôi đã từng cùng theo đuổi một người, đã từng cùng dành chung một ánh nhìn cho người con trai ấy. Nó thật buồn cười, và hoang đường. Nhưng cho dù thời gian có quay lại bao nhiêu lần, có thể chọn lựa bao nhiêu lâu, thì chắc chắn đáp án vẫn sẽ là như vậy...
***
Tôi đi nhón gót trên những bậc thang bằng gỗ đã xỉn màu và bạc thếch những vết rạn của những vân gỗ ngoằn ngoèo. Mùi giấy cũ thoảng vẩn trong hơi gió buổi sớm của Sài Gòn đầy hơi nước. Tôi thích cái cảm giác thi thoảng để dành được chút tiền, ghé vào hiệu sách cũ quen thuộc và lặn ngụp trong những kệ sách cao ngất cả một chiều cuối tuần nào đó. Tôi thích cái cảm giác đưa tay phuổi lớp bụi mỏng tang trên bìa sách đã ngả màu vàng ố và nheo mắt nhìn những hạt bụi rớt lóng lánh trong những tia nắng chiều óng vàng len chiếu qua khe cửa sổ nhỏ và đậu lại trên những cánh tử đinh hương tím ngát đung đưa. Tiếng gió từ chiếc quạt thông gió máy lạnh cạnh sửa sổ quay những vòng như tiếng muỗi vo ve trong căn phòng sách tĩnh mịch chỉ một mình tôi. Bác chủ hiệu sách gầy gò luôn mỉm cười thật hiền mỗi lúc tôi ghé qua. Vì là khách quen nên tôi được bác cho phép tự mình lựa chọn và ngồi lại hàng giờ trong căn phòng này. Tôi ngồi tựa lưng vào kệ sách và ve vuốt những cuốn sách tôi vừa tìm được. Đó là những cuốn sách bìa ngả màu bạch thếch, đã bị con gì gặm mất một góc. Có cuốn bìa sộc sệch. Màu giấy úa vàng, nét mực in đậm nhoè nhoẹt và hoài cổ. Tôi thích mùi thơm của giấy mực cũ. Tôi nhắm mắt và miên man nghĩ về bài hát tôi vừa nghe được trên đường đến đây "Back in time". La la la..., tôi ngân khe khẽ. Gác sách vẫn không vì sự hiện diện của tôi mà trở nên xáo động...
Tuyển tập những truyện ngắn mới nhất
Hồi bé, lúc còn là một con nhóc 5 tuổi, tôi để tóc ngắn, kiểu đầu gáo dừa phổ biến của mấy đứa con nít lúc bấy giờ. Tóc mái cắt giữa trán, nghĩ lại cái thời ấy, tôi bỗng thấy mình ngao ngáo và buồn cười. Tôi thật sự không hiểu lí do vì sao tôi lại không được để tóc dài và thắt nơ bướm như những bạn gái khác. Tôi hay dùng nước vuốt những sợi tóc mai cho cong cong giống như những cô gái xinh đẹp trong mấy bộ phim cổ trang mà tôi tình cờ xem được. Trong những buổi văn nghệ của lớp lần nào cũng vì lí do "tóc con ngắn quá" mà tôi luôn phải ở nhà và nhìn các bạn nữ xinh xắn khác trong bộ váy áo trắng tinh như công chúa bằng đôi mắt ghen tị. Tôi từ lúc đó, đã quyết tâm nuôi tóc dài...
Bất giác có một ngày, tôi phát hiện ra cậu trai mà tôi thích từ lớp 8 có bạn gái. Tôi bỗng như một con bé ngốc ngồi thút thít ở dãy ghế đá đặt dọc hành lang. Ngày hôm đó, lần đâu tiên tôi biết khóc vì một lí do nào khác chẳng dính dáng gì đến những lần bị rầy la của mẹ, bị đánh đòn của ba. Ngày hôm ấy, là ngày cuối của năm học lớp 10, mái tóc tôi rối bù trong gió, thằng bạn thân đến ngồi cạnh tự lúc nào không hay. Rồi khẽ búng tay vào trán tôi thì thầm: "Khóc gì mà khóc, nín đi!". Tôi sẽ nhớ mãi cái khoảnh khắc đó, khuôn mặt Duy nghiêng nghiêng trong nắng sớm của một ngày đầu tháng 5 ửng hồng vì nắng, phủ cả một lớp sương mờ trong mắt tôi, ngồi ở đấy, hiền và dịu dàng đến lạ.... đến cả khoảng trời chói loà sắc đỏ của những cánh phượng vĩ tuyệt nhiên cũng không sáng bằng đôi mắt của Duy...
Tôi chẳng thể nhớ nổi tên cái thằng nhóc ấy. Tôi chẳng thể nhớ nổi khuôn mặt của nó ngày nó dúi vào tay tôi chai nước sâm dứa xanh xanh thơm lừng còn âm ấm mà nhà nó vừa nấu xong:
- Cho bạn đó!
Tôi đứng ngó trân trân cái bóng lưng bé xíu mặc chiếc áo thun in hình siêu nhân đã chạy biến vào trong nhà. Sau đó tung tẩy chạy về khoe với bà nội về món quà của người hàng xóm mới. Sau buổi hôm ấy tôi trở thành bạn thân của thằng nhóc và cả bạn thân của thằng bạn thân nó nữa. Chúng tôi hay đi bắt cúc vào những buổi chiều tà khi ông nội đón tôi sau giờ tan lớp. Chúng tôi hay đi đập chuồn chuồn trong những chiều cuối tuần và trời ầm ì chuyển những tảng mây đen ngòm và nghe những chiếc cánh chuồn chuồn mỏng tang như cánh ve lướt rào rạo qua mặt. Có những ngày phía chân trời chuyển sắc tím đỏ, loang lổ kéo cả một khoảng rộng ngoằn ngoèo và mặt trời hiền ngoan nằm lại giữa những tảng mây đỏ lừ mềm xốp. Nắng chiều kéo bóng của ba đứa bé con thành vệt dài màu đen trên mặt đất. Những cái bóng không biết cười, còn ba đứa con nít thì cùng nhau cười nắc nẻ, không cần biết thế nào là trời cao đất dày.
Tôi bắt hai thằng nhóc gọi tôi bằng chị. Thằng bạn thằng nhóc ấy nhất mực nghe theo, còn nó thì cứ hay hỏi tôi:
- Bạn có chút xíu mà đòi làm chị tui
Những lúc ấy tôi giả vờ như người lớn và không chấp đến đứa trẻ con xua tay và bảo:
- Gọi chị đi, con nít thì biết gì!
Tôi là một đứa con gái ngang tàng. Tôi chẳng thích chơi búp bê như bao đứa con gái khác. Ngày đó, tủ đồ chơi của tôi chỉ toàn gươm , súng nhựa, bi ve và mấy con siêu nhân điều khiển đã bị tôi bẻ mất đầu. Tôi hay hào phóng đem thùng đồ chơi ấy của mình sang rủ thằng nhóc cùng chơi, chơi chán tôi rủ nó đi chọc tổ ong. Có một lần, tôi bị ong chích sưng phù mặt mũi. Về nhà còn bị mẹ đánh cho một trận đòn nên thân. Tôi khóc rất to và sau đó không sang nhà thằng nhóc ấy chơi nữa chỉ vì đơn giản một điều là: tôi bị ong chích còn nó thì không. Từ hôm đó, không thấy tôi sang nhà chơi, nó hay đứng ý ới gọi : "Ninh ơi!" khi thấy mỗi chiều tôi ngồi nghịch cát và ăn cà rem ở khoảng sân trước nhà. Nó có gọi mấy tôi cũng vờ như không nghe, mãi đến khi, thằng nhóc đưa ra trước mặt tôi li sâm dứa sữa tôi mới tròn mắt nhe hàm răng sún gần hết mỉm cười làm lành với nó.
Tôi cũng không nhớ rõ cảm giác của mình hay khuôn mặt của thằng nhóc ấy khi ngày cuối cùng trước lúc cả nhà nó dọn đi, nó dúi vào tay tôi một chai sâm dứa xanh bắt mắt. Sau hôm ấy, hàng xóm của tôi là một chú bụng to và cô vợ trẻ xinh đẹp nhưng đanh đá. Ngày ấy, tôi không đủ lớn để hiểu rằng thằng nhóc ấy sẽ không về và chơi với tôi nữa. Tôi cũng không thấu hiểu được cái cảm giác mất đi một người bạn là như thế nào. Đến độ con rồng nhựa mà nó cho tôi, tôi cũng vất đâu mất sau rất nhiều lần tôi bỏ vào miệng và cắn cho kì nát cái đầu lổm nhổm vây. Tính ra, nếu nói thì có vẻ nó là thằng con trai đầu tiên ngang nhiên xen vào cuộc sống của một con bé nghịch ngợm như tôi và rồi trong một ngày không rõ nắng có đẹp hay không nó bỗng dưng biến mất. Tôi có chút buồn, nhưng rồi tôi vào học lớp một. Những niềm vui và những người bạn mới dường như dần làm bóng hình nó nhoè nhoẹt dần trong bộ não vốn chẳng to lớn của tôi.
Những ngày cuối cấp ba, tôi hay đứng trên lầu cao và ngó mấy thằng con trai trong lớp đá qua đá lại trái cầu bé xíu xiu màu trắng. Tôi dở tệ trong mấy khoản ấy. Học thể dục luôn là được châm chước mới có thể qua môn. Hơn nữa tôi cũng thích cái cách được đường đường chính chính mà ngắm nhìn cái thằng con trai dong dỏng cao đứng dưới kia mà không ai phát hiện được. Ánh mắt sáng và kiểu cười hở cả hàm răng trắng tinh. Chiếc áo đồng phục trắng mướt mồ hôi. Tôi hay đứng đó, ngày nào cũng vậy, và lẩm nhẩm hát những giai điệu chệch choạc được gom nhặt trong những bài hát cũ. Những lúc như thế tôi lại nhớ tới vẻ mặt của thằng con trai đang đứng dưới kia cao ngạo và lắc đầu nói với tôi:
- Tui không nhận thiệp giáng sinh của ai hết, ngoại trừ Nguyên!
Năm ấy, tôi học lớp 3. Lớp 3 đã biết gom góp vài trăm đồng hằng ngày chỉ để mua tặng cậu trai mình mến tấm thiệp giáng sinh be bé nào đó. Có thể tôi lú
Bài viết liên quan!