Tiểu thuyết Tuổi Thanh Xuân Chôn Dấu Dưới Bụi Trần-full
Lượt xem : |
y giọng nói già nua này, chỉ cảm thấy sống mũi cay cay, suýt nữa thì bật khóc, cô vội vàng hít thở sâu, bước lên phía trước rồi ra sức gật đầu; “Dạ, cháu là Vịnh Thanh, bà ơi, cháu về rồi đây.”
“Con bé này, từ nhỏ đã ương bướng, bước ra khỏi nhà là đi thẳng một mạch, không thèm về luôn, nhà cao cửa rộng gì nữa cũng không bằng nhà cũ của mình đâu cháu, sao cháu lại có thể không về thăm nhà được chứ?” Bà đỡ giơ tay ra, vỗ nhẹ vào mu bàn tay của Long Vịnh Thanh nhắc nhở cô.
Tay của bà đỡ rất gầy, giống như một khúc gỗ mục khô, nhẹ nhàng bóp tay cô làm cô bị đau, cũng giống như bóp vào trái tim cô vậy. Khoé mắt cô đỏ lên, vội vàng quay đầu nhìn sang nơi khác.
Lúc này bà đỡ nhìn thấy Quan Vi Trần đứng bên cạnh cô, mở to đôi mắt đục ngầu lên hỏi: “Đây là anh con trai cả nhà ông Triệu phải không? Lớn thế này rồi cơ à? Nào, vào đây bà xem nào, ở bên ngoài cháu không bắt nạt Vịnh Thanh đấy chứ, đừng quên hồi nhỏ đã hứa cái gì với bà đấy.”
Quan Vi Trần bị gọi nhầm tên, hơi mắc cỡ, vội vàng xua tay, cười nói: “Bà ơi, bà nhầm rồi, cháu là Quan Quan, bà còn nhớ Quan Quan không?”
“Rõ ràng là con trai cả nhà ông Triệu mà, bà làm sao nhớ nhầm được?” Bà đỡ rất tự tin với trí nhớ của mình, không thèm để ý đến lời giải thích của Quan Vi Trần, một bên cầm tay Vi Trần, một bên cầm tay Long Vịnh Thanh, móc gậy vào cổ tay, run run đi vào nhà, “Nào nào nào, vào bên trong ngồi đi, lâu rồi không gặp các cháu, phải ở đây nói chuyện với bà một lúc nhé.”
Long Vịnh Thanh và Quan Vi Trần đành phải theo bà bước vào khu vườn cổ kính kia. Khu vườn đó vẫn giữ dáng vẻ như trong ký ức, gạch xanh ngói trắng, bờ tường được xây bằng đá, giống như một bức tranh lâu năm, dần dần hiện lên trước mắt người xem. Trong khu vườn đã được lát đá này, mặc dù không được bằng phẳng lắm nhưng cũng rất sạch sẽ. Ở góc vườn đằng kia có một cây lựu rất lớn, cây lựu đã héo khô, chỉ tròn trơ lại cành, dưới gốc cây có một bộ bàn ghế bằng đá.
Mọi người ngồi ở bộ bàn ghế đá đó, Long Vịnh Thanh đưa đôi giày vải cho bà, bà đỡ cầm giày đưa tới sát mắt, tỉ mẩn mân mê, vừa sờ vừa cười, cười mãi không thôi, đôi mắt đục ngầu lại nhòe nước, “Đẹp quá, lúc bà và ông kết hôn, ông cũng tặng bà một đôi y đúc như vậy. Ngày đó nhà rất nghèo, phải chuẩn bị nhiều quần áo mới, ông không có sính lễ, bà cũng chẳng có của hồi môn, mà đi một đôi giày vải thêu hoa, đầu đội khăn đỏ về làm dâu nhà ông đó.”
“Ông Cát hồi đó chắc đẹp trai lắm.” Long Vịnh Thanh nhìn bà đỡ cười, mắt đỏ hoe.
Ông Cát là chồng của bà đỡ, ngày cô còn nhỏ đã thường nghe bà nhắc đến ông, cô chưa gặp bao giờ, bởi vì ông ấy mất trước khi cô chào đời. Nghe nói lúc đó ông Cát làm thuê cho một mỏ than tư nhân, hầm than bị sập, chôn cả ông Cát trong đó, không tìm thấy xác. Sau khi ông Cát mất, bà đỡ vừa khóc vừa đào mỏ than, đào ba ngày ba đêm cũng không tìm thấy, từ lúc đó tóc bà cứ bạc dần. Cũng từ ngày ấy, cây lựu trong vườn cứ ngày một khô héo đi, mấy chục năm rồi, không hề đâm chồi nảy lộc. Ngày xưa mỗi lần nhắc đến ông Cát, bà đỡ liền ngẩng đầu lên nhìn cây lựu khô, lẩm bẩm, “Ông ấy ở trên cây lựu đó, không chịu đi đâu cả, ông đang chờ bà để cùng đi đầu thai.”
Hồi nhỏ không hiểu chuyện, cô thường ngồi dưới gốc cây lựu xưa, hiếu kì hỏi: “Bà ơi, sao bà biết ông Cát đang chờ bà ở đó? Cháu nghe thầy giáo nói, chết là hết, không có đầu thai gì cả, như vậy là không khoa học.”
Mỗi lần nói đến đây, bà đỡ liền trừng mắt nhìn cô, “Thầy giáo cháu thì biết gì mà nói? Bà nói ông ở đây là ông cứ ở đây. Ngày hôm rước bà về làm dâu nhà này, bà hỏi ông, nếu như một trong hai người chết trước, thì đến cầu Nại Hà chờ, chờ người kia đến rồi cùng ăn canh Mạnh Bà*. Ông nói, không được, phải đợi ở nhà, một người đi thì cô đơn quá. Cho nên, ông ấy vẫn ở đây, đang đợi bà ở gốc cây lựu. Nếu không, cháu nói xem, cớ gì mà cây lựu cứ héo quắt lại, nhiều năm như vậy rồi mà không hề đâm chồi nảy lộc?” [* Cầu Nại Hà, canh Mạnh Bà: Theo sách Phật, cầu Nại Hà ở phía Đông của Diêm Vương Thập Điện (tức mười tầng Địa Ngục). Các linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi chịu hình ở các cửa ngục, sau khi đi chịu hình phạt ở các cửa ngục trước, sẽ đưa đến điện Diêm Vương thứ 10, nơi cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh Bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy những ân oán của kiếp này; Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người.">
Long Vịnh Thanh quả thật không nói được nguyên nhân vì sao.
Nhưng, những truyền thuyết cổ xưa, những lời hứa xưa cũ đó, giống như cơn mưa phùn mùa xuân sau mỗi buổi chiều, rả rích đan vào nhau, đau khổ triền miên, cứ vương vấn trong tim cô từ đầu đến cuối. Khoảng thời gian rất dài sau đó, cô thường xuyên nằm sấp trước khe hở của cánh cửa nhìn trộm bà đỡ, nhìn bà ngẩng đầu ngắm gốc cây khô héo đó, ánh mắt xa xăm, sau đó âm thầm khóc, làm cô cũng cảm thấy buồn, từ đó cô chắc chắn rằng, ông Cát vẫn quả thật vẫn còn đó, ông ngồi trên cây lựu khô đó chờ bà, hai ông bà cùng ngắm nhìn nhau, lặng lẽ bầu bạn với bà vào những buổi chiều nặng nề đó.
Có những việc đau khổ và buồn bã, có những người đã tồn tại rồi ra đi, có người lựa chọn quên đi, nhưng có người lại không bao giờ quên được, cho dù đã bao năm tháng trôi qua vẫn cố chấp sống ở nơi đó, biến chúng thành tín ngưỡng của mình.
Khu vườn này, gốc cây lựu khô héo này chính là tất cả cuộc đời của bà đỡ, là lời hứa của bà và ông Cát, là thứ bà đã cố gìn giữ suốt nửa cuộc đời, không ai có quyền cướp đi cả.
Cho nên Long Vịnh Thanh và Quan Vi Trần ngồi đó suốt cả buổi, cũng không dám khuyên bà ký vào hợp đồng đền bù giải tỏa.
Có lẽ vì nhớ đến quá nhiều chuyện của quá khứ, bước ra khỏi nhà của bà đỡ, người của Long Vịnh Thanh vẫn đang còn run lên. Quan Vi Trần đi bên cạnh, nhẹ nhàng nắm lấy tay cô. Cô quay đầu qua, không thèm để ý gì nữa, khóc ngon lành, giọng nói run run hỏi Vi Trần: “Quan Quan, nhất định phải di dời thôn Long Sơn sao? Quan Quan, em nhất định phải đập phá tất cả mọi thứ ở đây sao? Em cũng thấy rồi đó, nơi đây có tín ngưỡng của bà đỡ, cả đời của bà ấy đều ở nơi đây.”
Quan Vi Trần nắm lấy lòng bàn tay cô, càng nắm càng chặt, nụ cười ẩn giấu sau lớp bụi bặm, cả người giống như phủ lên một lớp sương giá. Anh hỏi vặn lại: “Chị không nỡ từ bỏ tín ngưỡng của bà đỡ, hay là của chính chị? Chị nói đi, Long Vịnh Thanh, rốt cuộc anh ấy tốt đến mức nào, mà có thể làm cho chị nhớ mãi không quên như vậy?”
Anh ấy tốt đến mức nào?
“Bây giờ chị vô dụng như thế nào, thì anh ấy tốt như thế ấy.” Long Vịnh Thanh giằng ra khỏi tay Vi Trần, lấy hết sức xô anh một cái, gần như là hét lên: “Dù sao chị cũng không đồng ý di dời thôn Long Sơn, tuyệt đối không đồng ý. Bây giờ chị gọi đến công ty xin nghỉ việc, sau đó ngồi chờ ở nhà, làm cái đinh khó nhổ như bà đỡ, không cho ai nhổ lên cả.”
Hét xong bỏ lại Quan Vi Trần đứng trơ trọi một mình, còn mình chạy về một hướng khác.
4.
Hôm đó, Long Vịnh Thanh ngồi một mình sau núi mấy tiếng
“Con bé này, từ nhỏ đã ương bướng, bước ra khỏi nhà là đi thẳng một mạch, không thèm về luôn, nhà cao cửa rộng gì nữa cũng không bằng nhà cũ của mình đâu cháu, sao cháu lại có thể không về thăm nhà được chứ?” Bà đỡ giơ tay ra, vỗ nhẹ vào mu bàn tay của Long Vịnh Thanh nhắc nhở cô.
Tay của bà đỡ rất gầy, giống như một khúc gỗ mục khô, nhẹ nhàng bóp tay cô làm cô bị đau, cũng giống như bóp vào trái tim cô vậy. Khoé mắt cô đỏ lên, vội vàng quay đầu nhìn sang nơi khác.
Lúc này bà đỡ nhìn thấy Quan Vi Trần đứng bên cạnh cô, mở to đôi mắt đục ngầu lên hỏi: “Đây là anh con trai cả nhà ông Triệu phải không? Lớn thế này rồi cơ à? Nào, vào đây bà xem nào, ở bên ngoài cháu không bắt nạt Vịnh Thanh đấy chứ, đừng quên hồi nhỏ đã hứa cái gì với bà đấy.”
Quan Vi Trần bị gọi nhầm tên, hơi mắc cỡ, vội vàng xua tay, cười nói: “Bà ơi, bà nhầm rồi, cháu là Quan Quan, bà còn nhớ Quan Quan không?”
“Rõ ràng là con trai cả nhà ông Triệu mà, bà làm sao nhớ nhầm được?” Bà đỡ rất tự tin với trí nhớ của mình, không thèm để ý đến lời giải thích của Quan Vi Trần, một bên cầm tay Vi Trần, một bên cầm tay Long Vịnh Thanh, móc gậy vào cổ tay, run run đi vào nhà, “Nào nào nào, vào bên trong ngồi đi, lâu rồi không gặp các cháu, phải ở đây nói chuyện với bà một lúc nhé.”
Long Vịnh Thanh và Quan Vi Trần đành phải theo bà bước vào khu vườn cổ kính kia. Khu vườn đó vẫn giữ dáng vẻ như trong ký ức, gạch xanh ngói trắng, bờ tường được xây bằng đá, giống như một bức tranh lâu năm, dần dần hiện lên trước mắt người xem. Trong khu vườn đã được lát đá này, mặc dù không được bằng phẳng lắm nhưng cũng rất sạch sẽ. Ở góc vườn đằng kia có một cây lựu rất lớn, cây lựu đã héo khô, chỉ tròn trơ lại cành, dưới gốc cây có một bộ bàn ghế bằng đá.
Mọi người ngồi ở bộ bàn ghế đá đó, Long Vịnh Thanh đưa đôi giày vải cho bà, bà đỡ cầm giày đưa tới sát mắt, tỉ mẩn mân mê, vừa sờ vừa cười, cười mãi không thôi, đôi mắt đục ngầu lại nhòe nước, “Đẹp quá, lúc bà và ông kết hôn, ông cũng tặng bà một đôi y đúc như vậy. Ngày đó nhà rất nghèo, phải chuẩn bị nhiều quần áo mới, ông không có sính lễ, bà cũng chẳng có của hồi môn, mà đi một đôi giày vải thêu hoa, đầu đội khăn đỏ về làm dâu nhà ông đó.”
“Ông Cát hồi đó chắc đẹp trai lắm.” Long Vịnh Thanh nhìn bà đỡ cười, mắt đỏ hoe.
Ông Cát là chồng của bà đỡ, ngày cô còn nhỏ đã thường nghe bà nhắc đến ông, cô chưa gặp bao giờ, bởi vì ông ấy mất trước khi cô chào đời. Nghe nói lúc đó ông Cát làm thuê cho một mỏ than tư nhân, hầm than bị sập, chôn cả ông Cát trong đó, không tìm thấy xác. Sau khi ông Cát mất, bà đỡ vừa khóc vừa đào mỏ than, đào ba ngày ba đêm cũng không tìm thấy, từ lúc đó tóc bà cứ bạc dần. Cũng từ ngày ấy, cây lựu trong vườn cứ ngày một khô héo đi, mấy chục năm rồi, không hề đâm chồi nảy lộc. Ngày xưa mỗi lần nhắc đến ông Cát, bà đỡ liền ngẩng đầu lên nhìn cây lựu khô, lẩm bẩm, “Ông ấy ở trên cây lựu đó, không chịu đi đâu cả, ông đang chờ bà để cùng đi đầu thai.”
Hồi nhỏ không hiểu chuyện, cô thường ngồi dưới gốc cây lựu xưa, hiếu kì hỏi: “Bà ơi, sao bà biết ông Cát đang chờ bà ở đó? Cháu nghe thầy giáo nói, chết là hết, không có đầu thai gì cả, như vậy là không khoa học.”
Mỗi lần nói đến đây, bà đỡ liền trừng mắt nhìn cô, “Thầy giáo cháu thì biết gì mà nói? Bà nói ông ở đây là ông cứ ở đây. Ngày hôm rước bà về làm dâu nhà này, bà hỏi ông, nếu như một trong hai người chết trước, thì đến cầu Nại Hà chờ, chờ người kia đến rồi cùng ăn canh Mạnh Bà*. Ông nói, không được, phải đợi ở nhà, một người đi thì cô đơn quá. Cho nên, ông ấy vẫn ở đây, đang đợi bà ở gốc cây lựu. Nếu không, cháu nói xem, cớ gì mà cây lựu cứ héo quắt lại, nhiều năm như vậy rồi mà không hề đâm chồi nảy lộc?” [* Cầu Nại Hà, canh Mạnh Bà: Theo sách Phật, cầu Nại Hà ở phía Đông của Diêm Vương Thập Điện (tức mười tầng Địa Ngục). Các linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi chịu hình ở các cửa ngục, sau khi đi chịu hình phạt ở các cửa ngục trước, sẽ đưa đến điện Diêm Vương thứ 10, nơi cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh Bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy những ân oán của kiếp này; Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người.">
Long Vịnh Thanh quả thật không nói được nguyên nhân vì sao.
Nhưng, những truyền thuyết cổ xưa, những lời hứa xưa cũ đó, giống như cơn mưa phùn mùa xuân sau mỗi buổi chiều, rả rích đan vào nhau, đau khổ triền miên, cứ vương vấn trong tim cô từ đầu đến cuối. Khoảng thời gian rất dài sau đó, cô thường xuyên nằm sấp trước khe hở của cánh cửa nhìn trộm bà đỡ, nhìn bà ngẩng đầu ngắm gốc cây khô héo đó, ánh mắt xa xăm, sau đó âm thầm khóc, làm cô cũng cảm thấy buồn, từ đó cô chắc chắn rằng, ông Cát vẫn quả thật vẫn còn đó, ông ngồi trên cây lựu khô đó chờ bà, hai ông bà cùng ngắm nhìn nhau, lặng lẽ bầu bạn với bà vào những buổi chiều nặng nề đó.
Có những việc đau khổ và buồn bã, có những người đã tồn tại rồi ra đi, có người lựa chọn quên đi, nhưng có người lại không bao giờ quên được, cho dù đã bao năm tháng trôi qua vẫn cố chấp sống ở nơi đó, biến chúng thành tín ngưỡng của mình.
Khu vườn này, gốc cây lựu khô héo này chính là tất cả cuộc đời của bà đỡ, là lời hứa của bà và ông Cát, là thứ bà đã cố gìn giữ suốt nửa cuộc đời, không ai có quyền cướp đi cả.
Cho nên Long Vịnh Thanh và Quan Vi Trần ngồi đó suốt cả buổi, cũng không dám khuyên bà ký vào hợp đồng đền bù giải tỏa.
Có lẽ vì nhớ đến quá nhiều chuyện của quá khứ, bước ra khỏi nhà của bà đỡ, người của Long Vịnh Thanh vẫn đang còn run lên. Quan Vi Trần đi bên cạnh, nhẹ nhàng nắm lấy tay cô. Cô quay đầu qua, không thèm để ý gì nữa, khóc ngon lành, giọng nói run run hỏi Vi Trần: “Quan Quan, nhất định phải di dời thôn Long Sơn sao? Quan Quan, em nhất định phải đập phá tất cả mọi thứ ở đây sao? Em cũng thấy rồi đó, nơi đây có tín ngưỡng của bà đỡ, cả đời của bà ấy đều ở nơi đây.”
Quan Vi Trần nắm lấy lòng bàn tay cô, càng nắm càng chặt, nụ cười ẩn giấu sau lớp bụi bặm, cả người giống như phủ lên một lớp sương giá. Anh hỏi vặn lại: “Chị không nỡ từ bỏ tín ngưỡng của bà đỡ, hay là của chính chị? Chị nói đi, Long Vịnh Thanh, rốt cuộc anh ấy tốt đến mức nào, mà có thể làm cho chị nhớ mãi không quên như vậy?”
Anh ấy tốt đến mức nào?
“Bây giờ chị vô dụng như thế nào, thì anh ấy tốt như thế ấy.” Long Vịnh Thanh giằng ra khỏi tay Vi Trần, lấy hết sức xô anh một cái, gần như là hét lên: “Dù sao chị cũng không đồng ý di dời thôn Long Sơn, tuyệt đối không đồng ý. Bây giờ chị gọi đến công ty xin nghỉ việc, sau đó ngồi chờ ở nhà, làm cái đinh khó nhổ như bà đỡ, không cho ai nhổ lên cả.”
Hét xong bỏ lại Quan Vi Trần đứng trơ trọi một mình, còn mình chạy về một hướng khác.
4.
Hôm đó, Long Vịnh Thanh ngồi một mình sau núi mấy tiếng
Bài viết liên quan!