Tiểu thuyết Sống Chung Với Mẹ Chồng
Lượt xem : |
uyện với Mai Lạc thì bà lão bước vào, chuyện Hy Lôi ly hôn có lẽ bà lão cũng đã nghe nói, không nhịn được bèn chen vào một câu:
- Đàn ông thành phố mà cũng đánh vợ à? Tôi thấy vợ chồng đánh nhau phút trước, phút sau lại hòa, đừng nghiêm túc như thế, đàn bà mà ly hôn rồi, sống một mình khó khăn lắm!
- Bây giờ là thời đại nào rồi, có phải xã hội phong kiến nữa đâu, cháu có cần anh ta nuôi đâu, có gì mà khó khăn?
Bà lão cười:
- Cô không hiểu đâu, nước bọt của người khác sẽ làm cô chết chìm đấy.
- Nước bọt làm họ chết chìm trước thì có, mọi người bàn tán gì thì kệ họ, một thời gian sau là bình thường.
Mai Lạc chê mẹ chồng lắm lời, bèn giục bà:
- Mẹ, cứ để bình sữa ở đó là được rồi. Mẹ không hiểu thì đừng nói nhiều.
Bà lão thấy thế thì chuẩn bị ra ngoài, trước khi ra còn nói:
- Sao mà tôi không hiểu. Cô cứ sinh cho họ một đứa con là xong hết.
Một lời bà lão nói đúng ngay vấn đề, nhưng Hy Lôi đã chẳng còn tâm trạng nào mà nghĩ ai đúng ai sai nữa rồi, chỉ muốn nhanh chóng kết thúc, sớm thoát khỏi cơn ác mộng này. Cô ngẩng đầu lên:
- Cậu nói xem, có cách nào để anh ta đồng ý ly hôn không?
- Anh ta bây giờ không đồng ý thì xin làm thủ tục ly hôn tố tụng, như thế chắc sẽ nhanh hơn, để tòa án quyết định.
- Đúng thế, sao tớ không nghĩ ra nhỉ?
Có chiêu mách nước của Mai Lạc, tâm trạng Hy Lôi tốt hơn rất nhiều.
Buổi tối, cô nhận được một cú điện thoại lạ, hóa ra là Châu Cường đã lâu không liên lạc. Anh tới thành phố A công tác, muốn gặp Hy Lôi.
Nhận được lời mời của Châu Cường, giây phút đó, cảm giác muốn được gặp anh ngay lập tức thật mãnh liệt, chỉ hận là không thể mọc cánh bay tới bên cạnh anh, nói cho anh biết nỗi đau khổ bao ngày nay, sau đó nghe anh dịu dàng an ủi, nhưng lý trí nói với Hy Lôi rằng, không thể làm như thế, giờ cô đang muốn ly hôn, Hứa Bân lại cứ bám lấy không tha, cô không muốn bất cứ hành vi nào của mình để lộ sai sót khiến cho cuộc hôn nhân này không thể thuận lợi kết thúc. Cô nói:
- Tớ giờ không tiện lắm, gần đây công việc cũng bận lắm, để lần sau đi! - Trong lòng cô lại cảm thấy bất nhẫn.
Châu Cường hơi thất vọng:
- Thế thì để lần sau vậy!
Vừa cúp điện thoại xong thì Hứa Bân gọi tới, giọng điệu có vẻ chất vấn:
- Vừa nãy nói chuyện điện thoại với ai mà lâu thế? Tôi gọi mấy lần đều báo bận!
Hy Lôi lạnh nhạt:
- Nói chuyện với ai thì liên quan gì tới anh? Xin anh đừng hỏi tôi bằng giọng điệu chất vất như thế.
- Hai đứa mình vẫn chưa ly hôn, cô vẫn là vợ tôi, sao lại không liên quan?
- Nói đi, tìm tôi có việc gì?
- Tôi nói cho cô biết, tuần sau tôi đi công tác, chuyện của chúng ta để khi tôi về rồi tính. - Sau đó anh ta chẳng để cô kịp nói gì, cúp ngay điện thoại.
Lại là một tuần dài dằng dặc, khi chờ được Hứa Bân về đã là sang năm mới, các cơ quan đều đua nhau nghỉ tết, hương vị tết đã tràn ngập khắp các phố phường, mọi người ai cũng bận rộn đi mua quà tết, chẳng ai còn tâm trí đâu để chú ý tới những người đau lòng xung quanh.
Được rồi, ngày tết truyền thống, đáng chúc mừng nhất của người Trung Quốc cứ để nó yên bình trôi qua, chuyện ly hôn để qua tết rồi tính.
Lại một lần nữa Hy Lôi thỏa hiệp với Hứa Bân. Đương nhiên, ai đón tết ở nhà người đó. Trên đoạn đường một mình đi về nhà, lần đầu tiên cảm thấy con đường đó sao quá dài, lần đầu tiên thấy nỗi nhớ quê hương cồn cào đến vậy, lần đầu tiên khát khao được nhào vào lòng mẹ mà khóc thật to như một đứa trẻ.
4.
Cuộc đời của chúng ta nếu không ở với người này thì sẽ ở với người kia, nhưng cho dù là ở với người nào thì cũng sẽ có mâu thuẫn, chỉ có điều những mâu thuẫn đó khác nhau mà thôi.
Sau khi mẹ nghe xong những lời kể lể trong nước mắt của Hy Lôi, đầu tiên bà trách mắng cô, sau đó thì đau lòng, sau đó thì thở dài. Bà nói:
- Chúng ta đừng yêu cầu quá cao vào người khác, có lúc cũng phải kiểm điểm lại bản thân. Nhưng nếu con thực sự đã quyết định rồi thì mẹ cũng không ngăn cản.
Bố cô không thể ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, chỉ coi đó như một cuộc cãi vã bình thường của hai vợ chồng trẻ, nói:
- Hứa Bân trông cũng là người hiểu chuyện, hiền lành, chắc là không đến mức ấy đâu! Các con phải bình tĩnh, vài ngày nữa nó đến đây rồi cùng bàn bạc với nhau!
Nói xong những điều này, trong lòng Hy Lôi thấy thanh thản hơn nhiều, giống như dòng lũ trong tim cuối cùng cũng đã tìm được nơi phát tiết, cả người cô bỗng chốc thấy nhẹ nhõm hơn.
Buổi tối, ngủ trong căn phòng ngày trước của mình, em trai thì ở chiếc giường bên cạnh, chân vẫn bị bó bột, Phó Hinh Doãn sau khi bận rộn chăm sóc em trai một hồi, lúc không có việc gì thì nói chuyện cười cho cậu vui. Hy Lôi nhìn mà thấy ngưỡng mộ, tuổi trẻ, tình yêu cũng trẻ.
Tết năm nay có lẽ là cái tết tệ nhất trong đời mình, không có tiếng cười, chỉ có nước mắt. Đêm giao thừa, cô ngồi cứng đơ như một khúc gỗ trên salon, cùng người nhà xem xong chương trình đón giao thừa của Đài truyền hình, điện thoại có vô số tin nhắn chúc mừng năm mới, nhưng không hề có tin nhắn nào của Hứa Bân.
Thời gian rảnh rỗi, Hy Lôi chỉ nằm ngủ trong phòng, không muốn tỉnh dậy, mẹ lấy cớ là phải chăm sóc con trai, từ chối mọi cuộc đi chơi, viếng thăm bạn bè. Ngày nào mẹ cũng nấu cơm cho em trai rồi mang vào tận phòng, rồi lại nấu cơm cho Hy Lôi, làm món bánh sủi cảo mà cô thích ăn nhất, nhưng Hy Lôi chẳng nuốt trôi thứ gì, món ngon nào vào miệng cô cũng trở nên nhạt thếch, ăn vào tới miệng mà như nhai rơm, không cảm thấy đói.
Mùng hai tết, Hy Lôi ngồi ở cửa sổ, nhìn những bạn học ngày xưa đều mang túi lớn túi nhỏ về thăm nhà mẹ đẻ, còn Hứa Bân vẫn không đến. Thực ra cô đã sớm biết là anh ta sẽ không đến, nhưng trong lòng vẫn ôm một tia hy vọng mong manh. Hứa Bân, cho dù anh tới để nghe bố mẹ vợ trách mắng vài câu, sau đó hai người chia tay nhau cũng được! Nhưng anh không đến, miệng anh nói là không muốn ly hôn, nhưng mọi việc anh làm đều ngược lại.
*
* *
- Hy Lôi, dậy ăn chút gì đi! Bố làm món đậu phụ sốt chua cay mà con thích ăn nhất này, mau dậy nếm thử đi.
Hy Lôi mở mắt ra, khoác một chiếc áo khoác vào rồi đi ra phòng khách, bố đang bê ra mấy đĩa thức ăn, thấy con gái ra, vội vàng xới cơm, đặt bát cơm và đũa xuống trước mặt cô:
- Mau nếm thử xem, lâu lắm rồi bố không làm.
Ngửi thấy mùi ớt cay xộc vào mũi, cô gắp lên một miếng, miễn cưỡng ăn mấy thìa cơm rồi lại buông bát xuống.
Mẹ lo lắng, trong lòng thì nóng ruột nhưng không biết làm thế nào để an ủi cô. Bố mẹ người Trung Quốc với con cái luôn luôn như vậy, tình cảm dành cho nhau rõ ràng rất sâu đậm, nhưng thể hiện ra lại chỉ là sự xa cách, bà hỏi:
- Chiều nay con muốn ăn gì, mẹ làm cho con.
Hy Lôi không muốn làm mẹ buồn lòng, đành nói:
- Ăn sủi cáo nhé!
- Nhân gì?
- Gì cũng được ạ!
Về tới phòng cô lại thấy buồn ngủ, nhưng giấc ngủ không an lành, những giấc mơ đứt quãng, cô mơ thấy mình bỏ nhà Hứa Bân đi bụi, đi giữa dòng người xuôi ngược, rồi bỗng dưng cô phát hiện mẹ chồng đi theo ngay sau lưng cô, đòi đưa cô về nhà, Hy Lôi hoảng hốt, thế là cô chạy thật nhanh, càng chạy càng nhanh, cuối cùng cũng thoát được mẹ chồng, nhưng lại phát hiện mình đã đi tới một khu rừng cấy cối xanh tươi, nước suối chảy róc rách, tiếng chim ca giữa mùi ho
- Đàn ông thành phố mà cũng đánh vợ à? Tôi thấy vợ chồng đánh nhau phút trước, phút sau lại hòa, đừng nghiêm túc như thế, đàn bà mà ly hôn rồi, sống một mình khó khăn lắm!
- Bây giờ là thời đại nào rồi, có phải xã hội phong kiến nữa đâu, cháu có cần anh ta nuôi đâu, có gì mà khó khăn?
Bà lão cười:
- Cô không hiểu đâu, nước bọt của người khác sẽ làm cô chết chìm đấy.
- Nước bọt làm họ chết chìm trước thì có, mọi người bàn tán gì thì kệ họ, một thời gian sau là bình thường.
Mai Lạc chê mẹ chồng lắm lời, bèn giục bà:
- Mẹ, cứ để bình sữa ở đó là được rồi. Mẹ không hiểu thì đừng nói nhiều.
Bà lão thấy thế thì chuẩn bị ra ngoài, trước khi ra còn nói:
- Sao mà tôi không hiểu. Cô cứ sinh cho họ một đứa con là xong hết.
Một lời bà lão nói đúng ngay vấn đề, nhưng Hy Lôi đã chẳng còn tâm trạng nào mà nghĩ ai đúng ai sai nữa rồi, chỉ muốn nhanh chóng kết thúc, sớm thoát khỏi cơn ác mộng này. Cô ngẩng đầu lên:
- Cậu nói xem, có cách nào để anh ta đồng ý ly hôn không?
- Anh ta bây giờ không đồng ý thì xin làm thủ tục ly hôn tố tụng, như thế chắc sẽ nhanh hơn, để tòa án quyết định.
- Đúng thế, sao tớ không nghĩ ra nhỉ?
Có chiêu mách nước của Mai Lạc, tâm trạng Hy Lôi tốt hơn rất nhiều.
Buổi tối, cô nhận được một cú điện thoại lạ, hóa ra là Châu Cường đã lâu không liên lạc. Anh tới thành phố A công tác, muốn gặp Hy Lôi.
Nhận được lời mời của Châu Cường, giây phút đó, cảm giác muốn được gặp anh ngay lập tức thật mãnh liệt, chỉ hận là không thể mọc cánh bay tới bên cạnh anh, nói cho anh biết nỗi đau khổ bao ngày nay, sau đó nghe anh dịu dàng an ủi, nhưng lý trí nói với Hy Lôi rằng, không thể làm như thế, giờ cô đang muốn ly hôn, Hứa Bân lại cứ bám lấy không tha, cô không muốn bất cứ hành vi nào của mình để lộ sai sót khiến cho cuộc hôn nhân này không thể thuận lợi kết thúc. Cô nói:
- Tớ giờ không tiện lắm, gần đây công việc cũng bận lắm, để lần sau đi! - Trong lòng cô lại cảm thấy bất nhẫn.
Châu Cường hơi thất vọng:
- Thế thì để lần sau vậy!
Vừa cúp điện thoại xong thì Hứa Bân gọi tới, giọng điệu có vẻ chất vấn:
- Vừa nãy nói chuyện điện thoại với ai mà lâu thế? Tôi gọi mấy lần đều báo bận!
Hy Lôi lạnh nhạt:
- Nói chuyện với ai thì liên quan gì tới anh? Xin anh đừng hỏi tôi bằng giọng điệu chất vất như thế.
- Hai đứa mình vẫn chưa ly hôn, cô vẫn là vợ tôi, sao lại không liên quan?
- Nói đi, tìm tôi có việc gì?
- Tôi nói cho cô biết, tuần sau tôi đi công tác, chuyện của chúng ta để khi tôi về rồi tính. - Sau đó anh ta chẳng để cô kịp nói gì, cúp ngay điện thoại.
Lại là một tuần dài dằng dặc, khi chờ được Hứa Bân về đã là sang năm mới, các cơ quan đều đua nhau nghỉ tết, hương vị tết đã tràn ngập khắp các phố phường, mọi người ai cũng bận rộn đi mua quà tết, chẳng ai còn tâm trí đâu để chú ý tới những người đau lòng xung quanh.
Được rồi, ngày tết truyền thống, đáng chúc mừng nhất của người Trung Quốc cứ để nó yên bình trôi qua, chuyện ly hôn để qua tết rồi tính.
Lại một lần nữa Hy Lôi thỏa hiệp với Hứa Bân. Đương nhiên, ai đón tết ở nhà người đó. Trên đoạn đường một mình đi về nhà, lần đầu tiên cảm thấy con đường đó sao quá dài, lần đầu tiên thấy nỗi nhớ quê hương cồn cào đến vậy, lần đầu tiên khát khao được nhào vào lòng mẹ mà khóc thật to như một đứa trẻ.
4.
Cuộc đời của chúng ta nếu không ở với người này thì sẽ ở với người kia, nhưng cho dù là ở với người nào thì cũng sẽ có mâu thuẫn, chỉ có điều những mâu thuẫn đó khác nhau mà thôi.
Sau khi mẹ nghe xong những lời kể lể trong nước mắt của Hy Lôi, đầu tiên bà trách mắng cô, sau đó thì đau lòng, sau đó thì thở dài. Bà nói:
- Chúng ta đừng yêu cầu quá cao vào người khác, có lúc cũng phải kiểm điểm lại bản thân. Nhưng nếu con thực sự đã quyết định rồi thì mẹ cũng không ngăn cản.
Bố cô không thể ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, chỉ coi đó như một cuộc cãi vã bình thường của hai vợ chồng trẻ, nói:
- Hứa Bân trông cũng là người hiểu chuyện, hiền lành, chắc là không đến mức ấy đâu! Các con phải bình tĩnh, vài ngày nữa nó đến đây rồi cùng bàn bạc với nhau!
Nói xong những điều này, trong lòng Hy Lôi thấy thanh thản hơn nhiều, giống như dòng lũ trong tim cuối cùng cũng đã tìm được nơi phát tiết, cả người cô bỗng chốc thấy nhẹ nhõm hơn.
Buổi tối, ngủ trong căn phòng ngày trước của mình, em trai thì ở chiếc giường bên cạnh, chân vẫn bị bó bột, Phó Hinh Doãn sau khi bận rộn chăm sóc em trai một hồi, lúc không có việc gì thì nói chuyện cười cho cậu vui. Hy Lôi nhìn mà thấy ngưỡng mộ, tuổi trẻ, tình yêu cũng trẻ.
Tết năm nay có lẽ là cái tết tệ nhất trong đời mình, không có tiếng cười, chỉ có nước mắt. Đêm giao thừa, cô ngồi cứng đơ như một khúc gỗ trên salon, cùng người nhà xem xong chương trình đón giao thừa của Đài truyền hình, điện thoại có vô số tin nhắn chúc mừng năm mới, nhưng không hề có tin nhắn nào của Hứa Bân.
Thời gian rảnh rỗi, Hy Lôi chỉ nằm ngủ trong phòng, không muốn tỉnh dậy, mẹ lấy cớ là phải chăm sóc con trai, từ chối mọi cuộc đi chơi, viếng thăm bạn bè. Ngày nào mẹ cũng nấu cơm cho em trai rồi mang vào tận phòng, rồi lại nấu cơm cho Hy Lôi, làm món bánh sủi cảo mà cô thích ăn nhất, nhưng Hy Lôi chẳng nuốt trôi thứ gì, món ngon nào vào miệng cô cũng trở nên nhạt thếch, ăn vào tới miệng mà như nhai rơm, không cảm thấy đói.
Mùng hai tết, Hy Lôi ngồi ở cửa sổ, nhìn những bạn học ngày xưa đều mang túi lớn túi nhỏ về thăm nhà mẹ đẻ, còn Hứa Bân vẫn không đến. Thực ra cô đã sớm biết là anh ta sẽ không đến, nhưng trong lòng vẫn ôm một tia hy vọng mong manh. Hứa Bân, cho dù anh tới để nghe bố mẹ vợ trách mắng vài câu, sau đó hai người chia tay nhau cũng được! Nhưng anh không đến, miệng anh nói là không muốn ly hôn, nhưng mọi việc anh làm đều ngược lại.
*
* *
- Hy Lôi, dậy ăn chút gì đi! Bố làm món đậu phụ sốt chua cay mà con thích ăn nhất này, mau dậy nếm thử đi.
Hy Lôi mở mắt ra, khoác một chiếc áo khoác vào rồi đi ra phòng khách, bố đang bê ra mấy đĩa thức ăn, thấy con gái ra, vội vàng xới cơm, đặt bát cơm và đũa xuống trước mặt cô:
- Mau nếm thử xem, lâu lắm rồi bố không làm.
Ngửi thấy mùi ớt cay xộc vào mũi, cô gắp lên một miếng, miễn cưỡng ăn mấy thìa cơm rồi lại buông bát xuống.
Mẹ lo lắng, trong lòng thì nóng ruột nhưng không biết làm thế nào để an ủi cô. Bố mẹ người Trung Quốc với con cái luôn luôn như vậy, tình cảm dành cho nhau rõ ràng rất sâu đậm, nhưng thể hiện ra lại chỉ là sự xa cách, bà hỏi:
- Chiều nay con muốn ăn gì, mẹ làm cho con.
Hy Lôi không muốn làm mẹ buồn lòng, đành nói:
- Ăn sủi cáo nhé!
- Nhân gì?
- Gì cũng được ạ!
Về tới phòng cô lại thấy buồn ngủ, nhưng giấc ngủ không an lành, những giấc mơ đứt quãng, cô mơ thấy mình bỏ nhà Hứa Bân đi bụi, đi giữa dòng người xuôi ngược, rồi bỗng dưng cô phát hiện mẹ chồng đi theo ngay sau lưng cô, đòi đưa cô về nhà, Hy Lôi hoảng hốt, thế là cô chạy thật nhanh, càng chạy càng nhanh, cuối cùng cũng thoát được mẹ chồng, nhưng lại phát hiện mình đã đi tới một khu rừng cấy cối xanh tươi, nước suối chảy róc rách, tiếng chim ca giữa mùi ho
Bài viết liên quan!