Tiểu thuyết Sống Chung Với Mẹ Chồng
Lượt xem : |
Lúc này Hy Lôi mới hiểu, thì ra căn nhà nhỏ mà họ mua đã hoàn thiện xong và bàn giao nhà, giờ đang cho người ta thuê! Thì ra họ chỉ mua nhà để đầu tư, còn mình thì ngây thơ tưởng rằng căn nhà đó mua để cho cô và Hứa Bân ở. Trong lòng cô thấy thật lạnh lẽo, không nhìn thấy tia sáng nào trên con đường phía trước.
Ăn cơm xong, Hứa Bân cùng Hy Lôi về bên kia. Hai người vừa ra khỏi tiểu khu đã bắt đầu cãi nhau.
Bao nhiêu nỗi ấm ức nhiều ngày nay dồn lên, Hy Lôi hoàn toàn đánh mất phong thái thường ngày, xù lông lên như một con sư tử cái nổi điên:
- Đồ lừa đảo, cả nhà đều là đồ lừa đảo! Còn biết hai vợ chồng sống xa nhau lâu tình cảm sẽ không tốt, sao một mình anh ở nhà mà họ lại vui như thế, thế là ý gì? Mua nhà mới vì sao thà cho thuê chứ không cho chúng ta ở! Lại còn làm ra vẻ nhân từ khuyên nhủ tôi, ở ngoài lạnh, ở ngoài không thuận tiện, về nhà ở! Tôi về nhà ở có phải anh không biết tình hình sẽ như thế nào đâu, lại lặp lại sai lầm của trước kia, đi vào vết xe đổ, cứ phải bắt mọi người trở mặt thành thù thì mới chịu sao? Anh lại còn giả bộ điếc nữa chứ.
- Thế chẳng phải giờ anh về bên đó với em rồi sao? Hét cái gì? Đi thôi.
- Anh còn về với tôi làm gì? Đừng tưởng là tôi không biết, chẳng qua là mấy hôm anh đói, nghĩ tới việc đó, nếu không thì anh vẫn còn ở trong lòng mẹ anh, ở ngôi nhà ấm áp của anh xem tivi, cả nhà vui vẻ, hòa thuận!
- Anh muốn thế thì sao? Chẳng phải em là vợ anh sao?
- Tôi còn tưởng mẹ anh có thể thay thế được vợ chứ!
“Bốp!” Một cái tát giáng xuống má Hy Lôi, Hứa Bân kích động hét lớn:
- Cô nói gì hả? Nói lại lần nữa xem!
Hy Lôi xoa xoa cái má đã hơi tê, nhìn vào người đàn ông xa lạ trước mắt, nước mắt trào ra:
- Tôi nói, anh là thằng khốn nạn, súc sinh!
Rồi cô quay người đón một chiếc taxi. Hứa Bân cũng phẫn nộ bỏ đi về hướng nhà mình. Nước mắt lăn ra, những ánh đèn neon của thành phố hắt lên cửa xe, chiếu lên người cô những tia sáng phồn hoa và mê hoặc. Tài xế hỏi:
- Đi đâu?
Đi đâu? Hy Lôi cũng thầm hỏi mình trong lòng như thế.
3.
Con phố nổi tiếng nhiều quán bar của thành phố A. Một quán bar tên là “Thời gian” nằm ở góc đường, hồi học đại học, cô từng cùng Châu Cường tới đây, khi yêu nhau, cô cũng cùng Hứa Bân tới đây. Hy Lôi thích cái tên “Thời gian” của quán này, có cái gì đó như hồi ức. Nơi này không lớn, có ca sĩ đang đứng trên sân khấu hát bài “Anh của quá khứ”. Đây là nơi rất nhiều nhân viên văn phòng và các ông chủ nhỏ thích lui tới.
Hy Lôi tìm một góc gần cửa sổ và ngồi xuống, gọi rượu. “Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sâu”.
Căn phòng với ánh đèn mập mờ, nhanh chóng có một người đàn ông lạ ghé vào. Ngoại hình có vẻ sạch sẽ, cách nói chuyện hài hước, gương mặt đó lúc biến thành Châu Cường, lúc lại hóa thành Hứa Bân, Hy Lôi ra sức dụi mắt, không phân biệt nổi thật giả. Nụ cười ấm áp trong một quán bar, một lúc lâu sau, men rượu bốc lên làm hồng đôi má, cô ngà ngà say.
Không biết cô đi ra khỏi quán bar từ lúc nào, chỉ nhớ bên tai vang lên tiếng hỏi của người đàn ông:
- Có thể lưu lại số điện thoại không?
Mượn men rượu, Hy Lôi mỉm cười khiêu khích, giọng nói vẫn có chút gì đó thê lương:
- Lưu số điện thoại? Nghe nói, những người đàn ông tới quan bar đều là để tìm sự kích thích, còn đàn bà tới quán bar là vì đã từng chịu kích thích, lưu số điện thoại, chắc không cần đâu.
Buổi sáng tỉnh lại, đầu cô đau như muốn nổ tung, mở mắt nhìn ra, thì ra là trên một chiếc giường của khách sạn. Hy Lôi giật nảy mình, vội vàng gạt chăn sang bên, cũng may, quần áo chỉnh tề, trên người không có vẻ gì bất thường, rồi cô nhìn ra xung quanh, không có dấu vết của đàn ông. Đầu giường có một mảnh giấy nhớ, nét chữ rõ ràng: Tối qua cô uống say, không biết cô ở đâu nên đưa cô đến đây. Tôi còn có việc nên đi trước. Nếu cần giúp đỡ thì liên hệ với tôi! Còn nữa, nếu lần sau đến đó thì nên gọi bạn bè đi cùng.
Bên cạnh còn có một tấm danh thiếp, họ tên là Liêu Phàm, phía trước là một cái chức danh đủ để “hù” người ta. Hy Lôi vào nhà vệ sinh, rửa qua mặt, vỗ lên đầu mấy cái, nhớ lại những hành vi hoang đường của mình đêm qua, một người đàn bà vào bar một mình, lại còn uống say, để lộ mọi sự yếu đuối và thất vọng của mình, giống như đang muốn tuyên bố với cả thiên hạ rằng mình đang bị thương. Còn người đàn ông tới quán bar để săn tìm sắc đẹp thì đương nhiên cũng không cần phải liên hệ nữa. Hy Lôi vò nát tờ giấy và tấm danh thiếp, ném vào thùng rác, sau đó chải lại đầu tóc rồi đi ra khách sạn.
Đi ra khỏi khách sạn, Hy Lôi ghé quán uống một cốc sữa đậu nành, ăn một suất quẩy, thầm nói với bản thân, cho dù thất vọng đến đâu, cho dù đánh mất người yêu và hôn nhân thì vẫn phải giữ an toàn cho bản thân, vẫn phải tiếp tục một cuộc đời huy hoàng! Không cần phải tỏ ra hoảng loạn, không cần phải tỏ ra bất cần, cũng đừng đánh mất bản thân, hãy nắm giữ vận mệnh của mình trong tay, đừng để tâm trạng gì làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình!
4.
Đã mấy ngày trôi qua, Hứa Bân vẫn bặt vô âm tín, không còn như trước kia, cứ cãi nhau là vội vàng tới xin lỗi. Thời tiết buổi đầu đông âm u, lạnh lẽo, những đám mây nặng nề sà thấp xuống đỉnh đầu khiến cả thành phố bị bao trùm trong một màn sương mù dày đặc khiến trái tim Hy Lôi cũng lạnh lẽo theo, tan làm đi một mình trên đường, đứng chỗ ngã tư, như thể đang đứng trước ngã tư của đời mình. Đèn đỏ rất lâu. Bên cạnh có một người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đang đạp xe, phía sau đèo một cô gái nhỏ, có lẽ là vừa đón con tan học. Cô bé đó mặt mày thanh tú, khoảng 7, 8 tuổi, líu lo hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, vì sao lại có đèn đỏ, vì sao đèn đỏ lại lâu thế?
Người mẹ trẻ kiên nhẫn trả lời:
- Có đèn đỏ là vì xe và người đi đường đều mệt rồi, thế nên để chúng ta nghỉ ngơi một lát, để người lớn có thời gian nghĩ công việc của mình hôm nay hoàn thành đến đâu rồi, để các bạn nhỏ nghĩ lại, hôm nay mình đã hiểu bài hay chưa?
- À! - Cô bé như hiểu như không, rồi gật gật đầu.
Một câu nói mà khiến cô sực tỉnh. Lời của người phụ nữ đó khiến Hy Lôi nghĩ lại cuộc hôn nhân đang báo động đỏ của mình, cũng giống như việc đứng ở ngã tư đường chờ đèn đỏ quá lâu, vì sao không thể coi đó như một sự nghỉ ngơi vui vẻ, coi như đó là một cơ hội để chau chuốt lại tình cảm, coi như đó là một lần để tâm hồn lắng xuống.
Lời của người phụ nữ khiến tâm trạng Hy Lôi tươi sáng hơn rất nhiều. Đúng thế, vì sao cô cứ phải cau mày thở dài cả ngày như thế? Chi bằng cứ thản nhiên đối mặt, suy nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân của mình, rốt cuộc là nó có vấn đề gì?
Ở siêu thị trước cổng tiểu khu, Hy Lôi ghé vào mua ít sữa, chuối, trứng gà, rau cho mình, rồi quay về căn nhà lạnh lẽo, bật đèn lên, bật lò sưởi điện, sau đó lại mở máy phát nhạc, nghe một bài hát mà cô thích, cả căn phòng bỗng chốc ấm áp hẳn lên. Vẫn như thường ngày, cô tự nấu bữa tối cho mình, một bữa ăn ngon lành và nóng hổi khiến cả người cô cũng ấm lên.
Lúc chiều tối, bên ngoài rơi mấy bông tuyết nhỏ, cả thành phố lại chìm vào vẻ yên tĩnh như muốn ru người ta vào giấc ngủ. Vang lên tiếng lách cách của chìa khóa, Hứa Bân quay về rồi.
Hy Lôi đang đọc sách, thấy anh về, chẳng buồn ngẩng đầu lên, thái độ rất lạnh lùng. Hứa Bân vào phòng, nhìn xung quanh, có vẻ như chế nhạo:
- Ha ha, một mình cũng tốt lắm mà! Có ăn có uống, ô, còn có sữa,
Ăn cơm xong, Hứa Bân cùng Hy Lôi về bên kia. Hai người vừa ra khỏi tiểu khu đã bắt đầu cãi nhau.
Bao nhiêu nỗi ấm ức nhiều ngày nay dồn lên, Hy Lôi hoàn toàn đánh mất phong thái thường ngày, xù lông lên như một con sư tử cái nổi điên:
- Đồ lừa đảo, cả nhà đều là đồ lừa đảo! Còn biết hai vợ chồng sống xa nhau lâu tình cảm sẽ không tốt, sao một mình anh ở nhà mà họ lại vui như thế, thế là ý gì? Mua nhà mới vì sao thà cho thuê chứ không cho chúng ta ở! Lại còn làm ra vẻ nhân từ khuyên nhủ tôi, ở ngoài lạnh, ở ngoài không thuận tiện, về nhà ở! Tôi về nhà ở có phải anh không biết tình hình sẽ như thế nào đâu, lại lặp lại sai lầm của trước kia, đi vào vết xe đổ, cứ phải bắt mọi người trở mặt thành thù thì mới chịu sao? Anh lại còn giả bộ điếc nữa chứ.
- Thế chẳng phải giờ anh về bên đó với em rồi sao? Hét cái gì? Đi thôi.
- Anh còn về với tôi làm gì? Đừng tưởng là tôi không biết, chẳng qua là mấy hôm anh đói, nghĩ tới việc đó, nếu không thì anh vẫn còn ở trong lòng mẹ anh, ở ngôi nhà ấm áp của anh xem tivi, cả nhà vui vẻ, hòa thuận!
- Anh muốn thế thì sao? Chẳng phải em là vợ anh sao?
- Tôi còn tưởng mẹ anh có thể thay thế được vợ chứ!
“Bốp!” Một cái tát giáng xuống má Hy Lôi, Hứa Bân kích động hét lớn:
- Cô nói gì hả? Nói lại lần nữa xem!
Hy Lôi xoa xoa cái má đã hơi tê, nhìn vào người đàn ông xa lạ trước mắt, nước mắt trào ra:
- Tôi nói, anh là thằng khốn nạn, súc sinh!
Rồi cô quay người đón một chiếc taxi. Hứa Bân cũng phẫn nộ bỏ đi về hướng nhà mình. Nước mắt lăn ra, những ánh đèn neon của thành phố hắt lên cửa xe, chiếu lên người cô những tia sáng phồn hoa và mê hoặc. Tài xế hỏi:
- Đi đâu?
Đi đâu? Hy Lôi cũng thầm hỏi mình trong lòng như thế.
3.
Con phố nổi tiếng nhiều quán bar của thành phố A. Một quán bar tên là “Thời gian” nằm ở góc đường, hồi học đại học, cô từng cùng Châu Cường tới đây, khi yêu nhau, cô cũng cùng Hứa Bân tới đây. Hy Lôi thích cái tên “Thời gian” của quán này, có cái gì đó như hồi ức. Nơi này không lớn, có ca sĩ đang đứng trên sân khấu hát bài “Anh của quá khứ”. Đây là nơi rất nhiều nhân viên văn phòng và các ông chủ nhỏ thích lui tới.
Hy Lôi tìm một góc gần cửa sổ và ngồi xuống, gọi rượu. “Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sâu”.
Căn phòng với ánh đèn mập mờ, nhanh chóng có một người đàn ông lạ ghé vào. Ngoại hình có vẻ sạch sẽ, cách nói chuyện hài hước, gương mặt đó lúc biến thành Châu Cường, lúc lại hóa thành Hứa Bân, Hy Lôi ra sức dụi mắt, không phân biệt nổi thật giả. Nụ cười ấm áp trong một quán bar, một lúc lâu sau, men rượu bốc lên làm hồng đôi má, cô ngà ngà say.
Không biết cô đi ra khỏi quán bar từ lúc nào, chỉ nhớ bên tai vang lên tiếng hỏi của người đàn ông:
- Có thể lưu lại số điện thoại không?
Mượn men rượu, Hy Lôi mỉm cười khiêu khích, giọng nói vẫn có chút gì đó thê lương:
- Lưu số điện thoại? Nghe nói, những người đàn ông tới quan bar đều là để tìm sự kích thích, còn đàn bà tới quán bar là vì đã từng chịu kích thích, lưu số điện thoại, chắc không cần đâu.
Buổi sáng tỉnh lại, đầu cô đau như muốn nổ tung, mở mắt nhìn ra, thì ra là trên một chiếc giường của khách sạn. Hy Lôi giật nảy mình, vội vàng gạt chăn sang bên, cũng may, quần áo chỉnh tề, trên người không có vẻ gì bất thường, rồi cô nhìn ra xung quanh, không có dấu vết của đàn ông. Đầu giường có một mảnh giấy nhớ, nét chữ rõ ràng: Tối qua cô uống say, không biết cô ở đâu nên đưa cô đến đây. Tôi còn có việc nên đi trước. Nếu cần giúp đỡ thì liên hệ với tôi! Còn nữa, nếu lần sau đến đó thì nên gọi bạn bè đi cùng.
Bên cạnh còn có một tấm danh thiếp, họ tên là Liêu Phàm, phía trước là một cái chức danh đủ để “hù” người ta. Hy Lôi vào nhà vệ sinh, rửa qua mặt, vỗ lên đầu mấy cái, nhớ lại những hành vi hoang đường của mình đêm qua, một người đàn bà vào bar một mình, lại còn uống say, để lộ mọi sự yếu đuối và thất vọng của mình, giống như đang muốn tuyên bố với cả thiên hạ rằng mình đang bị thương. Còn người đàn ông tới quán bar để săn tìm sắc đẹp thì đương nhiên cũng không cần phải liên hệ nữa. Hy Lôi vò nát tờ giấy và tấm danh thiếp, ném vào thùng rác, sau đó chải lại đầu tóc rồi đi ra khách sạn.
Đi ra khỏi khách sạn, Hy Lôi ghé quán uống một cốc sữa đậu nành, ăn một suất quẩy, thầm nói với bản thân, cho dù thất vọng đến đâu, cho dù đánh mất người yêu và hôn nhân thì vẫn phải giữ an toàn cho bản thân, vẫn phải tiếp tục một cuộc đời huy hoàng! Không cần phải tỏ ra hoảng loạn, không cần phải tỏ ra bất cần, cũng đừng đánh mất bản thân, hãy nắm giữ vận mệnh của mình trong tay, đừng để tâm trạng gì làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình!
4.
Đã mấy ngày trôi qua, Hứa Bân vẫn bặt vô âm tín, không còn như trước kia, cứ cãi nhau là vội vàng tới xin lỗi. Thời tiết buổi đầu đông âm u, lạnh lẽo, những đám mây nặng nề sà thấp xuống đỉnh đầu khiến cả thành phố bị bao trùm trong một màn sương mù dày đặc khiến trái tim Hy Lôi cũng lạnh lẽo theo, tan làm đi một mình trên đường, đứng chỗ ngã tư, như thể đang đứng trước ngã tư của đời mình. Đèn đỏ rất lâu. Bên cạnh có một người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đang đạp xe, phía sau đèo một cô gái nhỏ, có lẽ là vừa đón con tan học. Cô bé đó mặt mày thanh tú, khoảng 7, 8 tuổi, líu lo hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, vì sao lại có đèn đỏ, vì sao đèn đỏ lại lâu thế?
Người mẹ trẻ kiên nhẫn trả lời:
- Có đèn đỏ là vì xe và người đi đường đều mệt rồi, thế nên để chúng ta nghỉ ngơi một lát, để người lớn có thời gian nghĩ công việc của mình hôm nay hoàn thành đến đâu rồi, để các bạn nhỏ nghĩ lại, hôm nay mình đã hiểu bài hay chưa?
- À! - Cô bé như hiểu như không, rồi gật gật đầu.
Một câu nói mà khiến cô sực tỉnh. Lời của người phụ nữ đó khiến Hy Lôi nghĩ lại cuộc hôn nhân đang báo động đỏ của mình, cũng giống như việc đứng ở ngã tư đường chờ đèn đỏ quá lâu, vì sao không thể coi đó như một sự nghỉ ngơi vui vẻ, coi như đó là một cơ hội để chau chuốt lại tình cảm, coi như đó là một lần để tâm hồn lắng xuống.
Lời của người phụ nữ khiến tâm trạng Hy Lôi tươi sáng hơn rất nhiều. Đúng thế, vì sao cô cứ phải cau mày thở dài cả ngày như thế? Chi bằng cứ thản nhiên đối mặt, suy nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân của mình, rốt cuộc là nó có vấn đề gì?
Ở siêu thị trước cổng tiểu khu, Hy Lôi ghé vào mua ít sữa, chuối, trứng gà, rau cho mình, rồi quay về căn nhà lạnh lẽo, bật đèn lên, bật lò sưởi điện, sau đó lại mở máy phát nhạc, nghe một bài hát mà cô thích, cả căn phòng bỗng chốc ấm áp hẳn lên. Vẫn như thường ngày, cô tự nấu bữa tối cho mình, một bữa ăn ngon lành và nóng hổi khiến cả người cô cũng ấm lên.
Lúc chiều tối, bên ngoài rơi mấy bông tuyết nhỏ, cả thành phố lại chìm vào vẻ yên tĩnh như muốn ru người ta vào giấc ngủ. Vang lên tiếng lách cách của chìa khóa, Hứa Bân quay về rồi.
Hy Lôi đang đọc sách, thấy anh về, chẳng buồn ngẩng đầu lên, thái độ rất lạnh lùng. Hứa Bân vào phòng, nhìn xung quanh, có vẻ như chế nhạo:
- Ha ha, một mình cũng tốt lắm mà! Có ăn có uống, ô, còn có sữa,
Bài viết liên quan!